Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1520
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Hoàng, Long | - |
dc.contributor.author | LÊ HỌC, ĐĂNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-13T02:37:07Z | - |
dc.date.available | 2021-11-13T02:37:07Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1520 | - |
dc.description.abstract | Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản (HKNBT-NQ) là dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân do giải phẫu hoặc chức năng gây chít hẹp khúc nối làm cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản gây nên hiện tượng ứ nước thận. Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện nhi quốc gia, bệnh lý HKNBT-NQ đứng thứ 2 trong số các dị tật tiết niệu- sinh dục, chiếm tỉ lệ 11% và là dị tật phổ biến nhất của thận - tiết niệu, chiếm tỉ lệ 21%. Ước tính trung bình hàng năm có khoảng 30-40 trẻ được điều trị phẫu thuật tạo hình. Bệnh gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, bên trái hay gặp hơn bên phải, bệnh lý hẹp khúc nối hai bên gặp 5% các trường hợp 1, 2. Điều trị hẹp BT-NQ có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật tạo hình mổ mở, phẫu thuật tạo hình nội soi và phẫu thuật can thiệp tối thiểu. Cả ba phương pháp điều trị đều có tỷ lệ thành công tương đối cao 3,4,5,6. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khúc nối hẹp và bể thận giãn, tạo hình lại bể thận - niệu quản được Anderson và Hynes 7 đưa ra lần đầu tiên năm 1946, đã được công nhận và sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Tỷ lệ thành công của phương pháp mổ mở truyền thống tạo hình lại bể thận niệu quản đã được báo cáo đạt trên 90% ở người lớn và trẻ em 6. Điều trị hẹp BT-NQ bằng phẫu thuật mở đã được nhiều tác giả trong nước đề cập đến 8, 9. Tuy nhiên bệnh nhân chịu vết mổ lớn gây ảnh hưởng về thẩm mỹ, những sang chấn lớn do phẫu thuật và thời gian hậu phẫu kéo dài. Phương pháp mổ nội soi tạo hình BT-NQ ra đời và phát triển nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp phẫu thuật mở. Nội soi ổ bụng tạo hình bể thận niệu quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Schuessler 10. Năm 1996 Janetschek G và cộng sự báo cáo sử dụng nội soi sau phúc mạc tạo hình BT-NQ 11. Tác giả Tan H.L là người đầu tiên thưc hiện kỹ thuật mổ nội soi tạo hình bể thận - niệu quản ở trẻ em bằng đường qua phúc mạc vào năm 1996 12. Sau đó chính tác giả đã báo cáo phẫu thuật bằng đường nội soi sau phúc mạc (NSSPM) năm 1999. Các báo cáo sau này chứng minh NSSPM là một lựa chọn tốt thay thế phương pháp mổ mở truyền thống 13, 14. Kỹ thuật mổ NSSPM điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản đã được thực hiện tại khoa Tiết niệu bệnh viện Việt Đức từ năm 2007 và thu được thành công ban đầu đáng khích lệ. Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp điều trị này là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Nhằm mục đích đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi sau phúc mạc trong điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận- niệu quản qua nội soi sau phúc mạc”, với 2 mục tiêu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình hẹp khúc nối bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tạo hình hẹp khúc nối bể thận- niệu quản qua nội soi sau phúc mạc. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Ngoại - Tiết niệu | vi_VN |
dc.title | ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị PHẫU THUậT HẹP KHúC NốI Bể THậN - NIệU QUảN QUA NộI SOI SAU PHúC MạC | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0327.pdf Restricted Access | 1.96 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.