Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1518
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT SONDE FOLEY CHÈN BUỒNG TỬ CUNG TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU SAU ĐẺ
Authors: NGUYỄN THỊ NHƯ, HÀ
Advisor: LÊ THIỆN, THÁI
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chảy máu sau đẻ (CMSĐ) là một tai biến hay gặp trong 5 tai biến sản khoa có thể xảy ra sau đẻ thường hay mổ lấy thai. Là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ cùng với tắc mạch ối và rối loạn huyết áp trong thai kỳ. Tại Bệnh viện Từ Dũ, theo số liệu báo cáo của khoa đẻ, CMSĐ chiếm tỷ lệ từ 0,22% đến 0,58%, trong đó CMSĐ không do tổn thương đường sinh dục thường gặp nhất là do tử cung co hồi kém (55%) 1. Có nhiều nguyên nhân gây ra CMSĐ như đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, vỡ tử cung, sót rau, rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược, rối loạn đông máu… Ở nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 5% phụ nữ mất hơn 1000ml máu sau đẻ đường âm đạo và lượng máu trung bình mất khi mổ lấy thai cũng gần 1000ml. Ở những thai kỳ bình thường, nhờ cơ chế gia tăng thể tích máu trong thai kỳ. Vào những tháng cuối thai kỳ, lượng máu có thể gia tăng 30-60%, tương đương 1000 đến 2000ml ở những thai phụ có cân nặng trung bình. Do đó, đánh giá lượng máu mất trong CMSĐ không quan trọng bằng việc đánh giá sự thay đổi tình trạng sức khỏe thai phụ đối với lượng máu mất. Ở nước ta, có một tỉ lệ đáng kể thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt, cao huyết áp do thai, dinh dưỡng kém … nên có khi chỉ mất ít hơn 500ml là đã bị choáng. Vì vậy, các nhà sản khoa phải biết đánh giá tình huống CMSĐ để can thiệp kịp thời đảm bảo an toàn cho sản phụ. Điều trị CMSĐ có nhiều phương pháp: nội khoa và ngoại khoa. Trong 100% các trường hợp CMSĐ được điều trị nội khoa ban đầu bằng ocytocin và misoprostol 1.000µg, gần 22% cần can thiệp điều trị ngoại khoa sau đó. Phương pháp bóng chèn buồng tử cung trong xử trí CMSĐ do tử cung co hồi kém hay do rau bám thấp hiện đã và đang được ứng dụng tại các nước trên thế giới sử dụng các bóng chuyên dụng như bóng Bakri, bóng Cath, bóng Ebb…. 2, 3 và các bóng không chuyên dụng như bóng Sengstaken – Blakemore, bóng Rusch, bóng Foley, bóng ống thông kết hợp bao cao su 4, 5, 6. Tại Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, Bệnh viện Kon Tum…. phương pháp bóng chèn buồng tử cung cũng đã được đưa vào phác đồ điều trị CMSĐ. Đây là một phương pháp điều trị bảo tồn tử cung đơn giản, dễ thực hiện 1, 7, 8. Khi điều trị nội khoa thất bại, phương pháp này đem lại một cơ hội bảo tồn tử cung cho bệnh nhân, đặc biệt đối với những người chưa có đủ số con. So với phương pháp điều trị ngoại khoa, phương pháp này làm giảm đáng kể chi phí điều trị, số ngày nằm viện và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hơn nữa, điều trị ngoại khoa như thắt động mạch hạ vị và cắt tử cung cũng có những tai biến nhất định, nhất là trên những bệnh nhân sau điều trị chảy máu sau đẻ bằng nội khoa thất bại, nguy cơ mổ lại gia tăng do tình trạng rối loạn đông máu, cơ địa thiếu máu. Bệnh viện Phụ sản Trung ương là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa của cả nước. Rất nhiều trường hợp CMSĐ được cấp cứu, can thiệp kịp thời cứu sống thai phụ. Một trong các phương pháp được ứng dụng trong cấp cứu CMSĐ đó là sử dụng sonde Foley tạo bóng chèn buồng tử cung đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của phương pháp này cũng như có được những kinh nghiệm trong hoạt động xử trí CMSĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt sonde foley chèn buồng tử cung trong điều trị chảy máu sau đẻ” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ chảy máu sau đẻ thường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2017 – 2018. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt sonde foley chèn buồng tử cung trong điều trị chảy máu sau đẻ thường các trường hợp trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1518
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0325.pdf
  Restricted Access
2.3 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.