Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1517
Title: HIỆU QUẢ TRÁM RĂNG HÀM SỮA VỚI GLASS IONOMER CEMENT FUJI BULK
Authors: NGUYỄN THỊ, HẠNH
Advisor: VŨ MẠNH, TUẤN
ĐÀO THỊ HẰNG, NGA
Keywords: Răng Hàm Mặt
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến hay gặp nhất trong các bệnh răng miệng. Ở Việt Nam, sâu răng sữa ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019, tỷ lệ trẻ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa là 86,4% trong đó trung bình mỗi trẻ có 6,21 răng sâu mất trám và chủ yếu là răng sâu chưa được điều trị 1. Cùng với bộ răng sữa, răng hàm sữa (RHS) giữ vai trò cho hoạt động chức năng: nhai, phát âm, giữ khoảng, kích thích tăng trưởng xương hàm, định hình khớp cắn cho hàm răng vĩnh viễn nhưng răng hàm sữa lại dễ bị tổn thương bởi sâu răng đặc biệt ở hàm dưới 2. Sâu răng hàm sữa thường tiến triển nhanh, nếu không được điều trị, sâu răng sẽ dẫn đến biến chứng viêm tủy, hoại tử tủy và có thể ảnh hưởng toàn thân khiến trẻ phải nhổ sớm răng sữa trước tuổi thay sinh lý. Những trẻ có sâu răng hàm đối xứng hai bên sẽ làm tăng mức đọ trầm trọng của sâu răng và nguy cơ biến chứng so với trẻ chỉ có sâu một bên. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các răng sữa bị sâu là cực kỳ quan trọng. Sâu răng được phát hiện nhờ khám lâm sàng, cận lâm sàng và các phương tiện hỗ trợ 3. Lựa chọn vật liệu phục hồi răng sữa luôn được các nha sĩ quan tâm. Cho đến nay trám phục hồi răng sữa sâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và tỷ lệ thành công cao (89,6% - 99%) 4,5,6. Ở nước ta, các răng sữa thường được phục hồi bằng các vật liệu truyền thống như GIC, composite và chụp thép có sẵn. Tuy nhiên các nha sĩ vẫn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bong sứt, vỡ thêm thành răng hay sâu tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả điều trị. Xi măng thủy tinh GIC được phát triển từ năm 1972 và sử dụng thường xuyên trong phục hồi răng sữa sâu. Vật liệu này có ưu điểm: giải phóng Fluor, liên kết hóa học với cấu trúc răng và hệ số giãn nở tương đương cấu trúc răng…. nhưng có một số nhược điểm: dễ gãy vỡ, thiếu khả năng chịu lực và khả năng kháng mài mòn bề mặt kém. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các vật liệu GIC mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế và được chứng minh trên lâm sàng là rất có hiệu quả trong quá trình điều trị. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có báo cáo về sử dụng GIC Fuji Bulk để phục hồi cho trẻ đa sâu răng, nhất là trường hợp có sâu răng đối xứng khi mà lực nhai phân bố khác những sâu răng đơn lẻ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả trám răng hàm sữa với Glass ionomer cement Fuji Bulk” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương sâu răng hàm sữa của trẻ 4-8 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2019 – 2020. 2. Đánh giá hiệu quả của trám phục hồi tổn thương sâu răng hàm sữa bằng GIC Fuji Bulk và Fuji IX Extra ở nhóm trẻ trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1517
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0324.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.