Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1516
Title: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM T-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY-HÀNH TÁ TRÀNG
Authors: TRẦN DUY, HƯNG
Advisor: Trần Ngọc, Ánh
Keywords: Nội – Tiêu hóa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày-hành tá tràng (loét DD-HTT) là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa thường gặp trong nhóm xuất huyết tiêu hóa trên, với tỷ lệ mắc khoảng 40-150 trường hợp trong 100.000 dân mỗi năm 1, 2. Tỉ lệ tử vong dao động từ 0,9%-26,5% và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém 1-3. XHTH do loét DD- HTT có biểu hiện lâm sàng nôn máu và/hoặc đi ngoài phân đen, diễn biến bệnh đa dạng từ tự cầm máu không cần can thiệp đến chảy máu nặng có thể dẫn tới tử vong. Nội soi DD-HTT là một phương pháp quan trọng không chỉ trong chẩn đoán mà còn trong can thiệp điều trị, giúp làm giảm tỉ lệ tử vong, chảy máu tái phát, số bệnh nhân phải truyền máu thông qua đó giúp làm giảm thời gian nằm viện và chi phí chăm sóc sức khỏe 4-6. Các phương pháp nội soi can thiệp cầm máu như: tiêm cầm máu bằng Adrenalin, kẹp clip…thông thường rất có hiệu quả trong điều trị XHTH do loét DD-HTT 5, 7. Vì lý do này, nội soi cấp cứu những bệnh nhân XHTH là một trong các thủ thuật phổ biến không chỉ ở các nước phát triển trên thế giới mà còn cả ở Việt nam. Khái niệm thời gian nội soi cấp cứu bệnh nhân XHTH được chấp nhận rộng rãi là thực hiện trong khoảng thời gian 24 giờ từ lúc bệnh nhân nhập viện 8, tuy nhiên khoảng thời gian một ngày này là rất rộng trong thực hành lâm sàng, bệnh nhân có thể được nội soi rất sớm trong vòng 2 giờ, hoặc muộn hơn, có thể là 6, 12 hoặc 24 giờ. Trong một vài nghiên cứu hồi cứu không chỉ ra được lợi ích rõ ràng của việc nội soi rất sớm (trong vòng 2 giờ) so với nội soi muộn hơn 9, 10. Do đó, trong thực hành lâm sàng, có nhiều trường hợp XHTH được nội soi cấp cứu sớm (≤ 2 giờ) nhưng BN lại không can thiệp gì, hoặc có những trường hợp bệnh nhân sốc cần truyền máu và hồi sức trong quá trình chờ đợi được nội soi cấp cứu. Việc nhận định những bệnh nhân XHTH cần nội soi cấp cứu sớm, hoặc nội soi có thể trì hoãn đến là hết sức cần thiết. Trên thế giới đã có nhiều thang điểm trước nội soi như: thang điểm lâm sàng của Rockall, thang điểm Glasgow Blatchford, thang điểm T-Score… được đưa ra để phục vụ cho mục đích này. Tuy nhiên thang điểm lâm sàng của Rockall, Glasgow Blatchford chỉ đánh giá được bệnh nhân nào cần can thiệp điều trị tích cực, hoặc cần nội soi chứ không xác định được bệnh nhân cần nội soi cấp cứu sớm hay không, bên cạnh đó thang điểm Glasgow Blatchford thường chỉ chính xác khi đáng giá bệnh nhân nhân nguy cơ thấp, không cần can thiệp nội soi chứ không xác định được liệu bệnh nhân đó có cần can thiệp và thời gian nội soi cần can thiệp là khi nào 11, 12. Thang điểm T-Score ra đời giúp dự báo những trường hợp xuất huyết đang hoạt động hoặc có dấu hiệu chảy máu gần đây mà cần phải can thiệp qua nội soi. Trong nghiên cứu của Leonardo Tammaro năm 2014 trên 602 bệnh nhân, độ nhạy của T-score là 96% 13, trong nghiên cứu của Maria Paolo năm 2008, thang điểm T-score giúp nhận định 85% bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu gần đây ở nhóm nguy cơ cao (T1) 14. Ở Việt Nam còn ít nghiên cứu được công bố về áp dụng thang điểm T-score nhằm xác định thời gian nội soi cấp cứu trong XHTH. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu ứng dụng thang điểm T-score trong đánh giá xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – hành tá tràng” với hai mục tiêu: 1. Ứng dụng thang điểm T-score trong đánh giá xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- hành tá tràng. 2. So sánh thang điểm T-score với thang điểm Glasgow Blatchford và Rockall trong đánh giá nguy cơ tái xuất huyết tiêu hóa.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1516
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0323.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.