Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1515
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM CEMENT CÓ BÓNG QUA CUỐNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: LÊ, VIỆT
Advisor: Hoàng Gia, Du
Keywords: Chấn thương chỉnh hình và cột sống
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Xẹp đốt sống được coi là một trong những biến chứng của loãng xương, tỉ lệ thuận với loãng xương và ngày càng có xu hướng gia tăng, trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Theo tổ chức chống loãng xương thế giới, với khoảng 100 triệu người mắc bệnh loãng xương trên toàn thế giới, có khoảng 3 triệu người bị xẹp đốt sống. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 700.000 - 1.000.000 trường hợp bị xẹp đốt sống do loãng xương. Năm 1995, chi phí cho điều trị xẹp đốt sống do loãng xương ước khoảng 5-10 tỷ đô la Mỹ, và đến năm 2001 tăng lên 17 tỷ đô la. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu 4200 người tại thành phố Hồ Chí Minh có 45% người trên 50 tuổi, trong số này có tới 14% nữ và 5% nam được chẩn đoán loãng xương2. Xẹp đốt sống gây đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các di chứng như gù cột sống, trượt đốt sống, thậm chí liệt hoàn toàn. Về điều trị, điều trị nội khoa bằng bất động tại chỗ, dùng thuốc giảm đau, mặc áo nẹp và điều trị loãng xương chỉ đạt hiệu quả rất hạn chế. Mặt khác, người cao tuổi bị bất động lâu sẽ lại làm tăng nguy cơ mất xương, dễ dẫn đến các biến chứng như loét tỳ đè, nhiễm trùng phổi, tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch… và cuối cùng là tử vong. Về phẫu thuật, có nhiều phương pháp phẫu thuật như cố định cột sống bằng nẹp vít, chỉnh gù cột sống, cắt thân đốt sống chèn ép thần kinh khi có di chứng... Do chất lượng xương quá kém làm tăng nguy cơ tuột dụng cụ cố định, không liền xương. Hơn thế nữa, người cao tuổi thể trạng yếu, nhiều bệnh lý phối hợp có thể gây nên những biến chứng không mong muốn khi gây mê và sau mổ. Năm 1985, tại Pháp, Hervé Deramond lần đầu tiên điều trị xẹp đốt sống bằng phương pháp phẫu thuật bơm cement không bóng qua da . Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như làm vững cột sống, giúp giảm đau và khôi phục vận động sớm, ít xâm lấn, không sử dụng dụng cụ cố định, không gây mê, nên khắc phục được các nhược điểm của phương pháp mổ mở thông thường. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa khôi phục được chiều cao cho đốt sống bị xẹp, làm tăng nguy cơ gù cột sống và xẹp thân đốt sống mới, nguy cơ rò cement ra ngoài cao, tỷ lệ này chiếm tới 30%3. Năm 1990, Mark Reiley đưa ra ý tưởng chỉnh hình đốt sống bị xẹp bằng bơm cement có bóng. Phương pháp này đã khắc phục được các nhược điểm của bơm cement không bóng, không chỉ giúp giảm đau sớm, mà còn giúp khôi phục được chiều cao đốt sống bị xẹp, giảm biến chứng rò cement ra ngoài4. Chính vì vậy cho đến nay, kỹ thuật này đã được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã áp dụng phương pháp bơm cement có bóng qua cuống điều trị cho nhiều bệnh nhân xẹp đốt sống ngực - thắt lưng do loãng xương, bước đầu cho kết quả tốt. Nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực và thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm cement có bóng qua cuống tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống ngực và thắt lưng do loãng xương được phẫu thuật. 2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực và thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm cement có bóng qua cuống tại Bệnh viện Bạch Mai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1515
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0322.pdf
  Restricted Access
2.63 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.