Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1513
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI ĐA KHÁNG THUỐC ĐƠN THUẦN BẰNG PHÁC ĐỒ NGẮN HẠN TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
Authors: LÝ, CHÂU
Advisor: Lê Ngọc, Hưng
Hoàng Thanh, Thủy
Keywords: Lao
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Theo báo cáo của WHO (2018) bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu.WHO ước tính năm 2017 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mắc lao mới (9 – 10 triệu) 1. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao.Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia 2. Xu hướng bệnh lao giảm chậm qua hàng năm với tốc độ lao mới mắc giảm 2%. Tháng 3/2019 WHO ước tính tỷ lệ hiện mắc lao của Việt nam giảm 3,8% trong đó lao mới mắc giảm 3%, tử vong giảm 4% 3. Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16/30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 15/30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất trên thế giới (báo cáo WHO 2018) 3. Theo báo cáo của WHO năm 2019 ước tính tổng số bệnh nhân lao kháng Rifampicin/ đa kháng ( R/MDR TB) mới mắc trong cộng đồng là 8600, trong đó tỷ lệ lao kháng R/MDR TB trong số lao mới là 3,6%, trong số điều trị lại là 17% 3. Chi phí điều trị người bị lao kháng thuốc rất tốn kém (gấp vài chục đến hàng trăm lần so với lao mới không kháng thuốc), thời gian điều trị dài, thậm chí có nhiều trường hợp không thành công. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lao kháng thuốc. Do vi khuẩn tự biến đổi để thích nghi, do người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tự ý ngừng thuốc, giảm liều... làm cho thực trạng bệnh lao càng trở nên trầm trọng 4,5,6. Cho đến năm 2016, trên thế giới chưa có phác đồ chuẩn để điều trị lao đa kháng thuốc. Có nhiều phác đồ điều trị lao phổi kháng thuốc được áp dụng hoặc thử nghiệm các mỗi quốc gia khác nhau. Kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thực trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao ở mỗi quốc gia. Ở một số nước phát triển như: Hoa kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Latvia kết quả điều trị thành công dao động từ 66% - 83% 7, 8. Trước năm 2007 điều trị lao phổi kháng thuốc ở Việt Nam còn trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2007, Chương trình quản lý lao kháng thuốc tại Việt Nam được Uỷ ban ánh sáng xanh (GLC) phê duyệt kế hoạch hoạt động và đến năm 2009 mới tiến hành điều trị thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, đến 2015 mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, các phác đồ điều trị kháng thuốc trong giai đoạn này là phác đồ dài hạn (18-20 tháng) với kết quả điều trị thành công chỉ ở mức 70%, tỷ lệ bỏ trị ở mức 10%-15%, đặc biệt tỷ lệ bỏ trị có xu hướng gia tăng khi thu nhận số lượng bệnh nhân lớn. Điều này được cho là phác đồ dài hạn gây khó khăn cho người bệnh trong việc tuân thủ và hệ thống y tế trong việc theo dõi điều trị và quản lý biến cố bất lợi3. Ngoài phạm vi của Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG), kết quả điều trị lao kháng thuốc tại Việt Nam cũngđã được đánh giá và công bố qua một số nghiên cứu như nghiên cứu của Hoàng Xuân Nhị 2008 9, Nguyễn Anh Quân 2011 10, Phan Thượng Đạt 2012 11 với kết quả khỏi chỉ dao động từ 66%- 73% tùy theo phác đồ. Đến tháng 10 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo phác đồ ngắn hạn (9-12 tháng) cho người bệnh kháng R/ MDR-TB có sử dụng thuốc nhóm Fluoroquinolones (FQs) là Moxifloxacin (Mfx) hoặc Gatifloxacin (Gfx). Phác đồ này có nhiều ưu việt hơn so với phác đồ dài hạn với việc giảm thời gian điều trị giúp người bệnh tuân thủ tốt hơn. Chi phí điều trị cho một liệu trình cũng giảm, kèm theo đó là giảm tải cho hệ thống y tế cả về nhân lực và cơ sở vật chất giúp điều trị cho nhiều người bệnh hơn với cùng nguồn lực tài chính. Điều trị lao đa kháng thuốc còn gặp rất nhiều khó khăn. Các nghiên cứu về điều trị lao phổi đa kháng thuốc còn chưa có nhiều, kết quả điều trị của phác đồ dài hạn còn nhiều hạn chế. Với mong muốn có phác đồ điều trị ngắn hơn, có cơ sở khoa học và thực tiễn được WHO khuyến cáo; từ tháng 4/2016 Chương trình chống Lao chọn và chỉ đạo Bệnh viện phổi Hà Nội là một trong 3 bệnh viện (bệnh viện phổi Hà Nội, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Lao & Bệnh phổi Cần Thơ) triển khai điều trị cho bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc bằng phác đồ ngắn hạn (4-6 Km Lfx Pto H Cfz E Z /5 Lfx Cfz E Z). Phác đồ này sử dụng thuốc nhóm FQs là Levofloxacin (Lfx) thay vì Mfx/Gfx như khuyến cáo của WHO vì lý do Gfx liên quan đến rối loạn đường huyết và Mfx có khả năng gây kéo dài khoảng QT gây khó khăn trong việc giám sát biến cố bất lợi khi triển khai tại cộng đồng. Trong khi đó Lfx ít gây kéo dài khoảng QT và hiệu lực cũng đã bước đầu được được ghi nhận 12,13. Phác đồ này đã đươc áp dụng trên địa bàn Hà Nội nhưngđến nay chưa được đánh giá tổng kết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị lao phổi đa kháng thuốc đơn thuần bằng phác đồ ngắn hạn tại Bệnh viện Phổi Hà Nội”, nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị lao phổi đa kháng thuốc bằng phác đồ ngắn hạn tại Bệnh viện Phổi Hà Nội từ 4/2016 đến 12/2018. 2. Đánh giá tính an toàn của phác đồ điều trị lao phổi đa kháng thuốc đơn thuần bằng phác đồ ngắn hạn tại Bệnh viện Phổi Hà Nội từ 4/2016 đến 12/2018.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1513
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0320.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.