Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1510
Title: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RAU CÀI RĂNG LƯỢC TRÊN BỆNH NHÂN CÓ SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Authors: LÊ XUÂN, THẮNG
Advisor: NGUYỄN DUY, ÁNH
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Rau cài răng lược là một bệnh lý sản khoa và là thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con. Mặc dù không thường gặp nhưng đó là vấn đề mà các bác sĩ sản khoa đặc biệt quan tâm vì các biến chứng: chảy máu nhiều, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung có thể nguy hiểm tính mạng. RCRL là một trong những chỉ định cắt tử cung thường gặp nhất trong sản khoa. Chảy máu do RCRL được ước tính khoảng 2/3 cắt tử cung cấp cứu và mang lại tương lai sản khoa xấu cho sản phụ [1]. Trước đây, RCRL hiếm gặp nên ít được các bác sỹ quan tâm nghiên cứu dẫn đến dễ bị bỏ sót trước mổ và có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong và sau mổ do tiên lượng không đúng. Gần đây, tần xuất bệnh có xu hướng gia tăng cùng với tỷ lệ mổ lấy thai và nạo hút thai. Tại Mỹ, tần xuất của bệnh từ 1985 - 1994 là 1/2510 ca đẻ (theo Miller) và từ 1996 - 2002 là 1/1205 (theo Eller) [2], [3]. Tại Pháp, tỷ lệ gặp RCRL từ 1993 đến 2006 là 1/1916 (theo Cloqueur) và từ 1993 - 2002 là 1/968 (L.Sentilhen và các cộng sự) [4]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Hương Trà năm 2012, tỷ lệ RCRL trong tổng số sản phụ vào đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 0,1% [5]. RCRL thường xảy ra ở phụ nữ mang thai có các yếu tố nguy cơ như đẻ nhiều lần, nạo hút thai nhiều lần, tiền sử viêm niêm mạc tử cung, đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai với hình thái RCRL đâm xuyên qua cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận [6], [7]. Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ở các bệnh viện sản khoa trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang ngày một tăng lên. Điều này đồng nghĩa với số sản phụ có sẹo mổ lấy thai và rau cài răng lược ngày càng tăng [8], [9]. Theo Silver, những sản phụ bị RTĐ mà có sẹo mổ lấy thai thì tỷ lệ rau bám chặt là 16-25% [10]. Theo Nguyễn Đức Hinh, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ RCRL ở các sản phụ bị RTĐ có sẹo mổ lấy thai là 2,9% (1989 - 1990) và 6,4% (1993 - 1994) [9]. Nghiên cứu của Đinh Văn Sinh tại BVPSTƯ cho thấy tỷ lệ RCRL trên các sản phụ có sẹo mổ lấy thai năm 2011 là 21,8% [11]. Việc chẩn đoán trước mổ và xử trí cầm máu trong mổ RCRL còn gặp nhiều khó khăn, gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh như xuất huyết nặng, phải truyền nhiều máu, đa số phải cắt tử cung, thậm chí gây tổn thương các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột non, trực tràng,... Tỷ lệ tử vong của RCRL khoảng 7% [12]. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, những năm gần đây tỉ lệ mổ lấy thai tăng lên nhiều: năm 2013 là 53,68%, năm 2014 là 55,43%, năm 2015 là 57,33%, năm 2016 là 58,33% và tỉ lệ RCRL cũng tăng lên theo, do đó vấn đề điều trị RCRL mang tính cấp thiết trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về RCRL trên sẹo mổ lấy thai, đặc biệt là kết quả điều trị, cận lâm sàng cũng như phương pháp phẫu thuật trong RCRL. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài:“Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. 2. Đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả phẫu thuật trong chẩn đoán rau cài răng lược ở những bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1510
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0317.pdf
  Restricted Access
1.67 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.