Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1503
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN-VÉT HẠCH TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: HÀ HẢI, NAM
Advisor: Nguyễn Văn, Hiếu
Phạm Văn, Bình
Keywords: Ung thư
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư thực quản (UTTQ) là bệnh ung thư hay gặp. Tại Mỹ, theo ước tính từ 2012-2016, có tỷ lệ mắc mới hàng năm là 4,3/100.000 dân ở cả 2 giới và tỷ lệ tử vong là 4/100.000 dân, đứng thứ 9 trong số các bệnh ung thư phổ biến 1. Tại Việt Nam, theo một thống kê tại Hà Nội, tỷ lệ mắc UTTQ ở nam là 8,7/100.000 dân, ở nữ là 1,7/100.000 dân; bệnh đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư phổ biến1. Bệnh có tiên lượng xấu, là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 6 trong các bệnh ung thư, với tỉ lệ tử vong/mới mắc là 0,88 1,2,10. Nam gặp nhiều hơn nữ 4. Điều trị UTTQ vẫn là một vấn đề khó khăn phức tạp và kết quả sống sau 5 năm chỉ đạt gần 20% (Âu Mỹ) và 50% (Nhật Bản)6,9. Trong điều trị UTTQ thường phối hợp 3 phương pháp: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí u, giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu. Trong vài thập niên trở lại đây, phẫu thuật mở điều trị UTTQ đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tỷ vong và biến chứng sau mổ giảm rõ rệt nhưng vẫn là phẫu thuật nặng nề với 2-3 đường mổ (ngực-bụng, ngực-bụng-cổ). Từ những năm cuối thế kỷ 20, phẫu thuật nội soi (PTNS) đã được áp dụng để điều trị UTTQ với các phương pháp như mổ mở. Trong đó PTNS ngực bụng với miệng nối cổ là phương pháp thường được áp dụng nhất, nhất là với các tác giả Nhật Bản. Các tác giả đều cho rằng, PTNS có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở: giảm đau, thẩm mỹ, giảm được biến chứng đặc biệt là biến chứng hô hấp. Vấn đề còn tranh luận là PTNS có đạt được yêu cầu của phẫu thuật ung thư (cắt rộng rãi) hay không, đặc biệt là vấn đề nạo vét hạch và thời gian sống thêm sau mổ. Tại Việt Nam, cắt thực quản nội soi điều trị UTTQ được mô tả và áp dụng lần đầu tiên bởi Phạm Đức Huấn tại bệnh viện Việt Đức (2004) và Nguyễn Minh Hải tại bệnh viện Chợ Rẫy (2006)17,18. Tại bệnh viện K, việc phẫu thuật cắt thực quản qua đường mở ngực,bụng được thực hiện lần đầu từ những năm 2000 nhưng với số lượng rất hạn chế và tỷ lệ biến chứng sau mổ cao, do vậy việc điều trị UTTQ chủ yếu vẫn bằng hoá chất và xạ trị. Phương pháp PTNS cắt thực quản đường ngực-bụng và miệng nối cổ được áp dụng tại bệnh viện K từ năm 2017 với sự trợ giúp của các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Showa Nhật Bản. Tới nay, kỹ thuật này đang dần được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện K để đáp ứng yêu cầu điều trị cho những BN ung thư thực quản 1/3 giữa và dưới,nhưng chưa có những báo cáo cụ thể về kết quả ứng dụng của kỹ thuật này. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt thực quản-vét hạch tại Bệnh viên K” nhằm các mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật nội soi cắt thực quản-vét hạch tại bệnh viện K. 2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1503
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0310.pdf
  Restricted Access
2.93 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.