Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1501
Title: ÁP DỤNG TRẮC NGHIỆM SÀNG LỌC ICDSC VÀ THANG ĐIỂM CAM-ICU TRONG PHÁT HIỆN TÌNH TRẠNG SẢNG Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC CẤP CỨU
Authors: ĐẶNG HỌC, LÂM
Advisor: ĐẶNG QUỐC, TUẤN
Keywords: Hồi sức cấp cưu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sảng (delirium) được định nghĩa theo ICD-10 là một hội chứng không có căn nguyên đặc hiệu đặc trưng bởi rối loạn đồng thời ý thức, chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ, tâm thần vận động, cảm xúc và chu kỳ ngủ thức, xảy ra nhất thời với cường độ dao động. Sảng có thể biểu hiện ở thể tăng hoạt động, giảm hoạt động và thể hỗn hợp. Sảng có thể gặp ở mọi lứa tuổi1. Sảng là vấn đề thần kinh thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh nặng cần hổi sức, tác động tới 60 đến 80% các bệnh nhân trong quần thể này. Sảng làm tỷ lệ tử vong tại khoa Hồi sức tích cực cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn và nguy cơ biến chứng tàn phế vĩnh viễn về nhận thức hoặc sa sút trí tuệ. Một số dữ liệu thậm chí còn cho thấy tỷ lệ tử vong về dài hạn cao hơn ở các đối tượng này. Nhận thức là quá trình đòi hỏi chuyển hoá cao nhất trong cơ thể con người và dễ bị biến loạn bởi các quá trình bệnh lý hệ thống hoặc thần kinh, thuốc hoặc chăm sóc Hồi sức tích cực thường quy. Thường thì an thần gây ra tình trạng sảng kéo dài hơn dự kiến mong muốn2,3,4. Sảng được định nghĩa như thay đổi cấp tính trong chức năng nhận thức toàn thể gây tác động đến sự tập trung, thức tỉnh, định hướng hoặc nhận thức. Diễn biến của sảng rất dao động và các triệu chứng thường tồi đi ban đêm “triệu chứng mặt trời lặn” ngay cả ở các đối tượng không có tình trạng sa sút trí tuệ trước đó. Từ những năm 1990 sảng ban đầu được chẩn đoán ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện5 khoảng 10 - 15%. Sau đó người ta thấy xuất hiện Sảng ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn ở các đơn vị điều trị tích cực 6 tỷ lệ này dao động khoảng 30 -40% tùy trung tâm. Sảng làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng thời gian thở máy, tăng nguy cơ tử vong (do bệnh nhân tự rút ống NKQ) 11. Tuy nhiên không có một xét nghiệm nào chẩn đoán được sảng, việc chẩn đoán sảng phụ thuộc vào đánh giá cẩn thận các triệu chứng lâm sàng. Việc chẩn đoán sảng ở các đơn vị Hồi sức, nơi bệnh nhân bị nhiều bệnh nặng, chịu nhiều tác động môi trường xung quanh, giao tiếp với nhân viên y tế bị hạn chế (đặc biệt bệnh nhân phải thông khí nhân tạo) và không phải cơ sở nào cũng có chuyên gia tâm thần có kinh nghiệm đã thôi thúc các nhà lâm sàng tạo ra các bảng điểm cho phép chẩn đoán sảng được dễ dàng hơn như: CAM-ICU, ICDSC, DRS. Hai bảng điểm CAM-ICU và ICDSC được áp dụng nhiều ở các trung tâm Hồi sức cấp cứu 32. Theo nghiên cứu Ely và cộng sự CAM-ICU cho độ nhạy cao 93% và độ đặc hiệu 89% 7. Còn Bergeron và cộng sự sử dụng ICDSC cho độ nhạy 99% nhưng độ đặc hiệu 65% 8. Ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu đánh giá sảng ở bệnh nhân nằm điều trị trong các đơn vị Hồi sức tích cực. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: "Áp dụng trắc nghiệm sàng lọc ICDSC và thang điểm CAM-ICU trong phát hiện tình trạng sảng ở bệnh nhân Hồi sức cấp cứu" với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sảng được điều trị tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá vai trò của của trắc nghiệm ICDSC và thang điểm CAM-ICU trong phát hiện và theo dõi sảng tăng động.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1501
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0308.pdf
  Restricted Access
1.82 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.