Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1495
Title: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VIRUS TRONG BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG UƠNG
Authors: NGUYỄN THỊ THU, THUỲ
Advisor: NGUYỄN THỊ, YẾN
Keywords: Nhi - Hô hấp
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới ở các đường dẫn khí có đường kính nhỏ hơn 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản này có đường kính vừa nhỏ, vừa mềm (do không có sụn nâng đỡ) nên dễ bị xẹp lại khi bị viêm nhiễm, dễ bị chít hẹp làm đường thở bị tắc nghẽn, đặc trưng trên lâm sàng bằng triệu chứng khò khè. Bệnh thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mà đặc biệt là nhóm trẻ 3- 6 tháng tuổi. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi từ nhẹ đến nặng, thậm chí suy hô hấp nặng cần hô hấp hỗ trợ, nguy cơ đe doạ tính mạng.1, 2 Nguyên nhân thường gặp gây VTPQ là virus hợp bào hô hấp (RSV), chiếm khoảng trên 50% trường hợp; ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng hay gặp là virus cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus và vi khuẩn không điển hình là Mycoplasma pneumoniae và Chlammydia pneumoniae.1, 3 Ở các nước Âu – Mỹ, VTPQ đặc biệt được quan tâm vì bệnh rất phổ biến. Thật vậy, người ta ghi nhận rằng mỗi đứa trẻ đều từng bị VTPQ ít nhất một lần trong thời kỳ còn nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu các trường hợp nhiễm trùng hô hấp nặng ở trẻ nhỏ. Mặt khác bệnh còn có khả năng lây lan thành dịch vào cuối mùa thu – đầu mùa đông. Chẳng hạn tại Hoa kỳ, người ta ước tính có khoảng 120.000 trẻ nhập viện hàng năm vì VTPQ.1 Ở Việt Nam, hiện nay VTPQ đã được quan tâm nhiều hơn và thật sự là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Tỉ lệ trẻ bị VTPQ phải nhập viện tăng nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt vào mùa đông xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Trong số trẻ mắc bệnh có khoảng 2-3% cần phải nhập viện và khoảng 5% trong số này cần điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt do suy hô hấp. Tỷ lệ tử vong chung là 1-7%, và có thể lên đến 30 - 40% ở nhóm trẻ có nguy cơ cao như: tuổi mắc nhỏ, tiền sử sinh non, cân nặng khi sinh thấp, bệnh lý kèm theo (loạn sản phế quản phổi, tim bẩm sinh), thiếu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, tiếp xúc khói thuốc lá và tiếp cận dịch vụ y tế kém... Do đó việc nhận biết các yếu tố nguy cơ liên quan đến mức độ nặng của VTPQ là rất cần thiết trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.2, 4, 5, 6 Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này: năm 2003, tác giả Holman RC và cộng sự đã công bố nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của trẻ nhũ nhi tử vong liên quan đến VTPQ trên Tạp chí các bệnh nhiễm trùng nhi khoa.7 Năm 2009, tác giả Hilary E Stempel và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân virus ở trẻ em VTPQ tại bệnh viện Nhi Seattle Mỹ.3 Năm 2004, Phạm Thị Minh Hồng đã nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh VTPQ trẻ em.8 Năm 2011, Lê Thị Thu Trang và cộng sự đã nghiên cứu vai trò của virus trong VTPQ nặng ở trẻ em tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương.9 Cùng năm 2011, tác giả Đào Minh Tuấn nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng trong VTPQ cấp trẻ em.10 Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây sự thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng không nhỏ tới mô hình bệnh tật ở trẻ em nói chung và VTPQ nói riêng mà đặc biệt là sự thay đổi tỉ lệ mắc các loại virus là nguyên nhân gây VTPQ. Vậy những virus nào có thể là căn nguyên gây VTPQ và những yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là gì? Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định một số virus trong bệnh viêm tiểu phế quản trẻ em và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Xác định một số virus trong bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại khoa Điều trị tự nguyện B bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viê
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1495
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0302.pdf
  Restricted Access
1.64 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.