Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1492
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CHỖ HẸP MẠCH MÁU TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
Authors: NGUYỄN VĂN, SƠN
Advisor: PGS.TS. ĐINH THỊ THU, HƯƠNG
Keywords: Nội Tim mạch;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bệnh thận mạn tính (CKD) đặc biệt là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) hiện là một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tại Mỹ, số lượng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tham gia chương trình quản lý do Medicare tại trợ đã tăng từ 10.000 người vào năm 1973 lên đến 703.243 người vào năm 20151, 2. Các bệnh nhân ESRD cần được điều trị thay thế thận suy, trong đó lọc máu thận nhân tạo chu kì là một phương pháp điều trị thay thế thận chủ yếu tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ năm 2015, trong số các bệnh nhân suy thận gia đoạn cuối, có 63% được chạy thận nhân tạo chu kỳ, 7% được lọc màng bụng, 29,6% được ghép thận3. Hiện chưa có các số liệu thống kê cụ thể về tình hình bệnh thận mạn trính và suy thận giai đoạn cuối tại Việt Nam. Những bệnh nhân ESRD được điều trị thay thế thận suy bằng chạy thận nhân tạo chu kỳ phải có một ĐVMM để có thể tiến hành quá trình chạy thận. Do vậy, ĐVMM là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của họ. Theo khuyến cáo về cải thiện chất lượng điều trị các bệnh lý thận (KDOQI) năm 2006 của hội thận học Hoa Kỳ, ĐVMM loại thông động tĩnh mạch tự thân (AVF), được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay do có nhiều ưu điểm4. Tuy nhiên, việc tạo một ĐVMM không phải luôn dễ dàng và đặc biệt là việc bệnh nhân luôn phải đối mặt với các biến chứng có thể gây hỏng ĐVMM. Trong các biến chứng đó, hẹp ĐVMM là một trong các biến chứng phổ biến nhất, tỉ lệ của biến chứng này trong nghiên cứu của Ohira và cộng sự là khoảng 20- 60%5. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chạy thận nhân tạo chu kỳ của bệnh nhân và có thể đe dọa gây huyết khối, mất chức năng hoàn toàn ĐVMM. Khi xảy ra biến chứng hẹp ĐVMM, ngoài phương pháp phẫu thuật mở để sửa chữa hoặc tạo ĐVMM mới thì can thiệp nội mạch hiện nay là một phương pháp với rất nhiều ưu điểm và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cũng theo khuyến cáo KDOQI năm 2006 của hội thận học Hoa Kỳ, phương pháp can thiệp nội mạch được khuyến cáo là lựa chọn khởi đầu với mức khuyến cáo loại I mức độ bằng chứng C, cao hơn so với so với phẫu thuật với mức khuyến cáo loại IIa mức độ bằng chứng C4. Tuy nhiên, biến chứng tái hẹp sau can thiệp nội mạch dẫn đến cần phải tái can thiệp hoặc tạo một ĐVMM mới là rất thường gặp. Hiện tại thực trạng ở Việt Nam thì phương pháp can thiệp nội mạch để điều trị hẹp ĐVMM trên các bệnh nhân suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ còn là một phương pháp mới và chưa được áp dụng rộng rãi. Cụ thể tại Bệnh viện Bạch Mai, kĩ thuật này cũng mới được triển khai từ tháng 5 năm 2018 đến nay. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của phương pháp can thiệp chỗ hẹp mạch máu trên bệnh nhân suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ” với mục đích đánh giá hiệu quả, tính an toàn của phương pháp khi áp dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Từ đó đóng góp thêm vào kho dữ liệu y học thực chứng với hi vọng phương pháp này có thể áp dụng phổ biến hơn ở Việt Nam để mang lại lợi ích tối đa cho người bệnh. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp can thiệp chỗ hẹp mạch máu để điều trị hẹp ĐVMM trên bệnh nhân suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ. 2. Bước đầu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái hẹp, các biến chứng trong và sau can thiệp chỗ hẹp mạch máu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1492
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0330.pdf
  Restricted Access
3.07 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.