Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1491
Title: MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NẶNG Ở TRẺ EM TẠI KHOA HỒI SỨC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN THỊ THU, HÀ
Advisor: TS. Tạ Anh, Tuấn
TS. Trần Thị Kiều, My
Keywords: Nhi khoa;8720106
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Nhiễm khuẩn huyết là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn huyết có thể tiến triển tới nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn với biến chứng suy chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong1,2. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định các yếu tố nguy cơ giúp tiên lượng kết quả điều trị nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn như: tuổi, thang điểm PRISM, nồng độ lactat máu, nồng độ thrombomodulin máu...2,3,4 Ngoài ra, rối loạn đông cầm máu cũng được xác định là một biến chứng thường gặp; đặc biệt là sự xuất hiện đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) được coi là yếu tố góp phần vào suy chức năng các cơ quan và làm tăng nguy cơ tử vong.5,6,7 Tỷ lệ gặp rối loạn đông cầm máu trong nhiễm khuẩn nặng biến đổi theo từng nghiên cứu, nhưng đều cao.8,9,10 Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn đông cầm máu có liên quan đến tiên lượng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng: làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng nguy cơ phải dùng các thuốc vận mạch, tăng nguy cơ thở máy, suy chức năng các cơ quan và tăng số ngày điều trị tại PICU.6, 8, 11,12,13 Vì vậy, đánh giá được tiên lượng bệnh dựa trên các rối loạn đông cầm máu, trên cơ sở đó có thể lựa chọn các phương pháp điều chỉnh rối loạn đông cầm máu một cách kịp thời và hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, đánh giá rối loạn đông cầm máu chủ yếu dựa vào sự thay đổi của các chỉ số đông cầm máu cơ bản như: số lượng tiểu cầu, PT, APTT, fibrinogen và D-Dimer với ưu điểm là đơn giản, giá thành rẻ, phân tích dễ dàng nên được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các chỉ số này cũng có một số hạn chế là đánh giá không đầy đủ, toàn diện về tình trạng đông cầm máu từ đó có thể dẫn đến những chỉ định can thiệp không thích hợp.10,12 Chính vì vậy, sự ra đời của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ TEG (Thromboelastography) hay còn gọi là xét nghiệm ghi động học cục đông ROTEM (Rotational thromboelastometry) với các ưu điểm như: cho kết quả nhanh chóng trong vòng 15 phút, thể hiện được toàn bộ quá trình hình thành từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của cục máu đông, từ đó giúp định hướng nhanh tới căn nguyên gây rối loạn đông cầm máu. Bên cạnh đó xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ lâm sàng lựa chọn đúng và tính toán được liều, đích cần đạt của các loại chế phẩm máu, hạn chế những tác dụng không mong muốn của truyền máu cũng như tiết kiệm kinh phí và giảm số ngày điều trị.12,14 Tuy nhiên, tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực Nhi khoa chưa có công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của xét nghiệm ROTEM trong chẩn đoán, điều trị rối loạn đông cầm máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và liệu có mối liên quan nào giữa rối loạn các chỉ số của xét nghiệm này với kết quả điều trị nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em hay không; việc áp dụng xét nghiệm ROTEM liệu có ưu điểm hơn so với các xét nghiệm đông cầm máu thường quy hay không? Vì vậy, để góp phần trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi bước đầu nghiên cứu đề tài “Mối liên quan giữa một số yếu tố rối loạn đông cầm máu với kết quả điều trị nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em tại khoa Hồi sức Nội, bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em tại khoa Hồi sức Nội. 2. Nhận xét mối liên quan giữa một số yếu tố rối loạn đông cầm máu với kết quả điều trị nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1491
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0329.pdf
  Restricted Access
2.24 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.