Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1477
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊM XƠ TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN CHI DƯỚI
Authors: HOÀNG TÚ, MINH
Advisor: TS. Hoàng Đình, Âu
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Giãn tĩnh mạch mạng nhện (GTMMN) (Spider vein) là một bất thường giải phẫu tĩnh mạch, đặc trưng bởi tình trạng giãn của một hoặc nhiều tĩnh mạch nhỏ ở nông trong da hoặc dưới da, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1mm1,2 Đây là bệnh lý phổ biến trên Thế giới, theo Mirsad Mujadzic và cộng sự (2014), có 41% phụ nữ trên 50 tuổi có GTMMN, 2/3 bệnh nhân xuất hiện GTMMN trước tuổi 25 tại Hoa Kỳ3. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi4. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu thống kê riêng tỉ lệ GTMMN, nhưng giãn tĩnh mạch chi dưới nói chung cũng là tình trạng bệnh lý thường gặp. GTMMN có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở vùng chi dưới do là hậu quả của nhiều bệnh lý tĩnh mạch chi dưới. Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể là vô căn hoặc thứ phát sau các bệnh lý về van tĩnh tĩnh mạch, bệnh lý u, tự miễn hay tình trạng tĩnh mạch bị chèn ép cơ học… Trong đó, nguyên nhân do bệnh lý suy van tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm tỉ lệ cao, một số nghiên cứu trên Thế giới cho thấy khoảng 30-40% dân số trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch ở nhiều mức độ5,6,7. Giãn tĩnh mạch mạng nhện gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lý và thẩm mỹ cho BN. Bởi vậy, trong nhiều năm qua, các phương pháp điều trị GTMMN đã ra đời nhằm loại bỏ và cải thiện tình trạng GTMMN như bôi thuốc tại chỗ, laser hay tiêm xơ tĩnh mạch (TXTM), trong đó, TXTM ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nguyên lý của TXTM là tiêm một chất gây xơ vào trong tĩnh mạch. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối và xơ hóa làm tắc lòng tĩnh mạch bị giãn1. Các chất tiêm xơ vào lòng mạch sẽ tác dụng tại chỗ, một lượng nhỏ chất gây xơ đi vào tuần hoàn sẽ bị hoà tan giảm nồng độ mà không gây tác dụng toàn thân. Nhóm chất tẩy rửa (detergents) được ưu tiên sử dụng do độc tính thấp, hiệu quả cao và có thể linh hoạt trong việc định liều nhờ trộn thuốc với khí theo một tỉ lệ nhất định tạo ra hỗn hợp xơ bọt gây tắc mạch sau tiêm. Trong đó, Polidocanol (POL) thể hiện được tính ưu việt của mình khi có thể dùng với các mạch kích thước nhỏ và ít tác dụng phụ xảy ra. Tác dụng phụ có thể gặp của liệu pháp gây xơ xảy ra khi lượng chất gây xơ thoát mạch với nồng độ cao bao gồm: đau, tăng sắc tố da, hoại tử da vùng tiêm.8 Một số nghiên cứu trên Thế giới khi so sánh các phương pháp điều trị với nhau đã chỉ ra rằng tiêm xơ tĩnh mạch có hiệu quả nổi bật trong điều trị GTMMN chi dưới9,10,11. Tại Việt Nam, tuy đã được ứng dụng từ lâu, hiện chưa có nghiên cứu về đặc điểm tĩnh mạch chi dưới ở những BN có GTMMN cũng như đánh giá kết quả của điều trị tiêm xơ tĩnh mạch mạng nhện chi dưới. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị tiêm xơ tĩnh mạch mạng nhện chi dưới” với 2 mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm tĩnh mạch chi dưới của bệnh nhân có giãn tĩnh mạch mạng nhện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Đánh giá kết quả điều trị sau thủ thuật tiêm xơ tĩnh mạch mạng nhện chi dưới bằng Polidocanol 1%.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1477
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0315.pdf
  Restricted Access
2.81 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.