Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1471
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ SỰ BỘC LỘ DẤU ẤN ALK TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN PHỔI TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: DƯƠNG, MINH PHƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Lê, Trung Thọ
Keywords: Giải phẫu bệnh, CK 62 72 01 05
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy số trường hợp UTP trên thế giới đã tăng xấp xỉ 104% kể từ năm 1985 tới 2012 (tăng 84% ở nam giới và tăng 166% ở nữ giới). Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ năm 2020, dự tính toàn Hoa Kỳ có khoảng 228.820 trường hợp UTP mới mắc trong đó có 135.720 trường hợp tử vong.1 Điều trị UTP có nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp áp dụng cho giai đoạn sớm là phẫu thuật, giai đoạn muộn hơn là hóa-xạ trị. Những thập niên gần đây, nhờ việc phát hiện được các đột biến gen của các tế bào UTP đáp ứng với các TKI phân tử nhỏ và vì thế phương pháp điều trị nhắm trúng đích trở nên quan trọng do kéo dài được thời gian sống thêm không bệnh cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) có đột biến gen EGFR, KRAS, ROS1, anaplastic lymphoma kinase (ALK)... Do vậy hiện nay việc xác định các đột biến này ở bệnh nhân UTPKTBN được làm thường quy, các bệnh nhân có đột biến các gen này có cơ hội được điều trị đích mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân có đột biến EGFR được điều trị bằng thuốc nhóm ức chế tyrosine kinase thế hệ 1,2,3 như: gefitinib, afatinib, osimetinib… mang lại hiệu quả cao tăng cả về thời gian sống thêm cũng như chất lượng sống.2,3 Những bệnh nhân không có đột biến EGFR sẽ được xét nghiệm làm đột biến ALK. Các thế hệ thuốc điều trị đích cho đột biến ALK là Crizotinib, Ceritinib, Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib đã được đánh giá có hiệu quả trên các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế. Gen ALK mã hóa một loại protein thuộc một phần của họ thụ thể insulin. Sự thay đổi trong gen ALK xảy ra ở một số loại ung thư như nhóm u lympho tế bào lớn bất thục sản, u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào xơ cơ viêm và ung thư phổi không tế bào nhỏ.4,5,6 Sự tái sắp xếp gen ALK trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng từ 4-7%. Việc phát hiện các đột biến gen ALK có thể được thực hiện bằng kỹ thuật lai tại chỗ (FISH), hoá mô miễn dịch (HMMD) hoặc PCR. Mỗi phương pháp phát hiện đột biến ALK có ưu điểm và nhược điểm khác nhau song hầu hết các nước trên thế giới và FDA cũng đã phê chuẩn việc xác nhận tình trạng đột biến gen ALK bằng kỹ thuật HMMD. Phương pháp phát hiện đột biến ALK bằng HMMD có ưu điểm: kết quả nhanh, giá thành rẻ, sử dụng mẫu mô sinh thiết vùi nến (sẵn có)… và có giá trị tương đồng các phương pháp khác.7,8,9,10 Những năm gần đây, FDA đã chấp thuận sử dụng kết quả HMMD của ALK khi nhuộm bằng kháng thể ALK (D5F3) của hãng Ventana để chỉ định thuốc điều trị đích.7 Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mô bệnh học UTP, nhiều nghiên cứu về đột biến gen EGFR nhưng còn rất ít nghiên cứu về đột biến ALK trong ung thư tuyến phổi. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ dấu ấn ALK trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi tại bệnh viện K” nhằm 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm vi thể của các dưới typ ung thư biểu mô tuyến của phổi tại bệnh viện K. 2. Xác định tỷ lệ bộc lộ dấu ấn ALK trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi và đối chiếu với một số đặc điểm bệnh học của bệnh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1471
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0009.pdf
  Restricted Access
4.33 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.