Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1469
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ SỰ BỘC LỘ CỦA PD-L1 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: TRẦN, THỊ TƯƠI
Keywords: Giải phẫu bệnh, CK 62 72 01 05
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư (UT) có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Trong năm 2012, ước tính khoảng 1,8 triệu trường hợp UTP mới mắc được chẩn đoán, chiếm 12,9% các loại UT, trong đó 58% xảy ra ở các nước đang phát triển.1 Điều trị (ĐT) UTP đã trải qua nhiều giai đoạn từ các phương pháp kinh điển như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cho đến các thuốc ĐT đích như hiện nay. Trong những năm qua ĐT đích với đột biến EGFR và các thuốc kháng TKIs đã đạt đến đỉnh cao như gefitinib, erlotinib hoặc bệnh nhân (BN) có đột biến ALK như crizotinib. Những BN không có đột biến sẽ không có cơ hội ĐT đích. ĐT nhắm trúng đích TKI chỉ đạt được 15% đối với EGFR, đột biến ALK /ROS1 đạt được 5%. Như vậy chỉ có 20% BN có cơ hội liệu pháp nhắm trúng đích. Một trong những phương pháp mới được ứng dụng trong ĐT ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) cho giai đoạn di căn, tiến xa trong khoảng vài năm gần đây đó là ĐT miễn dịch (MD). Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy đã cải thiện rõ rệt về thời gian sống thêm cũng như chất lượng sống của BN. Tuy nhiên để ĐT MD có hiệu quả thì một trong những xét nghiệm (XN) rất quan trọng đó là XN dấu ấn PD-L1 bằng nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD). Hội liên hiệp quốc tế nghiên cứu về UTP đã bắt đầu đưa đến sự hài hòa và chuẩn hóa XN HMMD cho PD-L1 với sự thi hành của dự án ‘‘Blueprint’’ và xuất bản cuốn Atlas về XN HMMD cho PD-L1 trong UTP, mục tiêu là nâng cao chất lượng phát hiện dấu ấn sinh học này.2 PD-1(Programmed death protein 1, CD279) và PD-L1 (Programmed death protein – Ligand 1, CD274) là một protein xuyên màng điều hòa giảm đáp ứng MD thông qua gắn kết với hai thụ thể chết theo chương trình-1 (PD-1) và B7-1 (CD80).3 PD-1 là một thụ thể ức chế được biểu hiện trên tế bào (TB) T sau quá trình hoạt hóa và được duy trì ở trạng thái kích thích mạn tính như nhiễm trùng mạn tính hay UT.4 Sự gắn kết của PD-L1 trên TB u với PD-1 trên TB MD T gây ức chế sự sản sinh cytokine, hoạt tính ly giải TB, dẫn đến sự bất hoạt về chức năng TB T. Sự biểu hiện PD-L1 đã được quan sát thấy trong các TB MD và TB u.5,6 Biểu hiện khác thường của PD-L1 trên các TB u đã được báo cáo là cản trở khả năng MD chống u, dẫn đến lẩn tránh MD của TB u.4,7 PD-L1 biểu hiện trong rất nhiều các khối u đặc. Tỷ lệ dương tính của PD-L1 qua các nghiên cứu là 24-60%.8 Ý nghĩa của việc biểu hiện PD-L1 là một đề tài còn đang được tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu sự biểu hiện của PD-L1. Nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh và Đoàn Minh Khuy năm 2018 là những nghiên cứu đầu tiên, nhưng cỡ mẫu còn khá khiêm tốn, đối tượng nghiên cứu và sử dụng dòng kháng thể (KT) khác nhau.9,10 Tổ chức y tế thế giới đưa ra phân loại mới nhất năm 2015 về mô bệnh học UTP với phân loại khá chi tiết và có liên quan đến tiên lượng u. Vậy nên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ của PD-L1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện K” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm mô bệnh học của một số típ ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ thường gặp. 2. Xác định sự bộc lộ PD-L1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và mối liên quan với típ mô bệnh học, một số yếu tố khác.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1469
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0008.pdf
  Restricted Access
5.06 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.