Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1466
Title: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ TRÊN 40 TUỔI
Authors: VŨ QUANG, HÒA
Advisor: PGS.TS. NGUYỄN, QUANG
Keywords: Nội khoa;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Rối loạn cương dương (RLCD) là tình trạng mà một người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương cứng dương vật đủ cứng để tiến hành trọn vẹn cuộc giao hợp. Rối loạn cương dương khá phổ biến và mang tính xã hội, bệnh tuy không gây tử vong, cũng không cần xử trí cấp cứu nhưng về lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến sự tự tin của bản thân, chất lượng cuộc sống và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ vợ chồng. Theo nghiên cứu của Quilter và cộng sự tiến hành ở New Zealand thấy 38% nam giới trong độ tuổi 40-70.1,2 Lão hóa làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương từ 1,2% mỗi năm đối với nam giới trong độ tuổi từ 40-49 đến 4,6% trong độ tuổi từ 60-69 tuổi.3 Tại Việt Nam theo công trình nghiên cứu của Trần Quán Anh thì tỷ lệ rối loạn cương dương là 15,7%.4 Rối loạn cương dương được xem như là biểu hiện của sự rối loạn về chức năng và/hoặc bất thường về cấu trúc ảnh hưởng tới sự lưu thông tưới máu cho dương vật, đó cũng là biểu hiện của rối loạn mạch hệ thống.5 Nên rối loạn cương dương thường đi cùng với các bệnh có tổn thương mạch máu đặc biệt ở bệnh thận mạn tính… Ở bệnh nhân nam giới bị bệnh thận mạn tính, tỉ lệ rối loạn cương dương rất cao. Theo Navaneethan tỉ lệ rối loạn cương dương trung bình ở bệnh nhân bệnh thận mạn là 70%.6 Tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân đã được điều trị thay thế thận: Nghiên cứu của Ye H. và Cs tiến hành tại Trung Quốc trên nhóm bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú năm 2014 là 80,6%.7 Còn tại Việt Nam theo Lê Việt Thắng và Cs tỷ lệ RLCD ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ là 78,33 %.8 Trong khi đó, số lượng bệnh nhân nam giới bị bệnh thận mạn tính không hề nhỏ. Đối với nam giới, theo nhiều thống kê có khoảng 13,1% nam giới có bệnh thận mạn tính.9 Khi bệnh thận mạn tiến triển tới giai đoạn cuối (MLCT dưới 15ml/phút) cần áp dụng các phương pháp điều trị thay thế thận: lọc máu và ghép thận. Trong khi ghép thận tại Việt Nam vẫn còn là phương pháp điều trị gặp nhiều khó khăn thì lọc màng bụng là phương pháp điều trị thay thế thận được thực hành thông dụng do có ưu điểm đơn giản, dễ áp dụng và giá thành rẻ. Nhờ đó mà tuổi thọ bệnh nhân thận mạn được kéo dài, vì vậy việc nâng cao chất lượng sống của nhóm bệnh nhân này cũng rất cần thiết. Bên cạnh những biến chứng hay gặp như thiếu máu, tăng huyết áp… thì rối loạn cương dương ở nam giới có bệnh thận mạn tính cũng rất được quan tâm. Trong các lĩnh vực của thang điểm IIEF, chưa có nghiên cứu trên bệnh nhân nam giới lọc màng bụng trên 40 tuổi. Do đó, nghiên cứu rối loạn cương dương ở nhóm bệnh nhân này là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân lớn tuổi. Vậy, đề tài:“Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú trên 40 tuổi” được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú trên 40 tuổi. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa điểm số của các lĩnh vực trong bảng câu hỏi IIEF với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1466
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0307.pdf
  Restricted Access
2.35 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.