Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1459
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Lê, Thanh Hải | - |
dc.contributor.advisor | Lê, Xuân Ngọc | - |
dc.contributor.author | ĐOÀN, THANH TÙNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-08T03:10:35Z | - |
dc.date.available | 2021-11-08T03:10:35Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1459 | - |
dc.description.abstract | Viêm phổi là một bệnh lý phổ biến, gây tử vong đáng kể ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Theo ước tính của WHO, mỗi năm có tới 450 triệu người tử vong vì bệnh viêm phổi, với tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, ở các nước đang phát triển nhiều gấp 5 lần các nước phát triển1,2. Trong số 6,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong ở trên toàn thế giới vào năm 2013, viêm phổi là một trong những nguyên nhân đứng hàng đầu (chiếm 14,9%), chỉ sau nhóm các biến chứng của đẻ non (15,4%)3. Báo cáo của UNICEF năm 2016, viêm phổi là nguyên nhân của 880.000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 16% trong các nguyên nhân gây tử vong ở lứa tuổi này4. Tại Việt Nam, viêm phổi là bệnh có tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại bệnh cho trẻ em nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi chiếm khoảng 33% số tử vong ở trẻ nhỏ do mọi nguyên nhân. Theo WHO năm 2004 ở Việt Nam có hơn 2 triệu ca viêm phổi ở trẻ em và số trường hợp chết do viêm phổi là 4000 trẻ, chiếm 12% trong tổng số trẻ em chết dưới 5 tuổi5. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng, bao gồm: vi-rút, vi khuẩn (VK), nấm, ký sinh trùng…Theo WHO (2016), các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumonia (S.pneumoniae), Hemophilus influenza (H.influenzae) và vi-rút hợp bào hô hấp (RSV). Ở trẻ lớn thường gặp viêm phổi do VK không điển hình, đại diện là Mycoplasma Pneumonia1,6. Như vậy, VK là nguyên nhân quan trọng gây viêm phổi ở trẻ em. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các VK hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi là S.pneumoniae, H.influenzae, M. catarrhalis và S.aureus [ngọc, [bàng], [dũng], [Biền], mặc dù thứ tự VK hay gặp nhất thay đổi theo thời gian và theo từng nghiên cứu. Trong những năm gần đây, vắc-xin ngừa H.Influenza đã được đưa vào sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh (KS) dẫn tới tăng tỷ lệ kháng KS của VK đã làm ảnh hưởng đến mô hình căn nguyên VK gây viêm phổi ở trẻ cũng như lựa chọn KS trong điều trị. Việc xác định căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em là cơ sở để điều trị cho bệnh nhân, xây dựng phác đồ hướng dẫn sử dụng KS ở cộng đồng, giám sát VK đề kháng KS và chính sách tiêm chủng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi và mức độ kháng kháng sinh ở trẻ dưới 5 tuổi” nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa điều trị tự nguyện. 2. Xác định mức độ kháng kháng sinh ở nhóm trẻ trên. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Nhi – Hô hấp, CK 62721610 | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0005.pdf Restricted Access | 1.44 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.