Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1454
Title: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA SINH THIẾT HÚT CHÂN KHÔNG CÁC TỔN THƯƠNG VI VÔI HÓA NGHI NGỜ ÁC TÍNH Ở VÚ
Authors: NGUYỄN THỊ, NGỌC MINH
Advisor: NGUYỄN, XUÂN HIỀN
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh, CK 62720501
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Ung thư vú là một trong những loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới với xu hướng ngày càng trẻ hóa và lan rộng, trở thành vấn đề của toàn xã hội. Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 1 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú hàng năm 1. Theo thống kê tại Mỹ năm 2019, ước tính có khoảng 268.800 ca ung thư vú thể xâm nhập được chẩn đoán ở nữ, 2670 ca được chẩn đoán ở nam và khoảng 62.930 ca ung thư tại chỗ (DCIS hoặc LCIS) được chẩn đoán ở nữ giới. Ngoài ra số lượng bệnh nhân tử vong do ung thư vú ước tính là khoảng 42.260 người2. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú đã tăng hơn 2 lần trong 20 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chuẩn theo tuổi đã tăng từ 13.8/ 100.000 phụ nữ năm 2000 đến 29.9/ 100.000 phụ nữ năm 2010. Theo xu hướng này mỗi năm ước tính có khoảng 12.533 trường hợp mới mắc ung thư vú 3. Chẩn đoán sớm ung thư vú làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân, trong đó tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt đến 97% 4. Các trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng, do đó việc sàng lọc ung thư vú bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là vô cùng quan trọng. Một trong các biểu hiện sớm nhất của ung thư vú là sự lắng đọng của các hạt canxi nhỏ trong nhu mô tuyến vú gọi là vi vôi hóa (Microcalcification- MCs). Mặc dù vi vôi hóa có thể xuất hiện trong cả các tổn thương tuyến vú lành tính như hoại tử mỡ nhưng có đến 40% các trường hợp ung thư vú có sự hiện diện của các nốt vi vôi hóa. X.quang tuyến vú là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán được các nốt vi vôi hóa này 5. Trước đây, định vị kim dây sau đó sinh thiết mở cắt bỏ tổn thương được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các tổn thương vi vôi hóa ở vú. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật xâm lấn, để lại sẹo cho bệnh nhân và có đến 63.2% các tổn thương vi vôi hóa sau sinh thiết được chẩn đoán lành tính, do đó các kỹ thuật chẩn đoán ít xâm lấn hơn được ưu tiên phát triển6. Sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn của X.quang (Stereotactic vacuum-assisted breast biopsy - SVAB) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, có giá trị cao trong chẩn đoán các tổn thương vi vôi hóa ở vú7. Kỹ thuật này cho phép lấy được nhiều vi vôi hóa hơn, các mảnh bệnh phẩm có chất lượng tốt hơn so với kỹ thuật sinh thiết kim lõi thông thường để chẩn đoán mô bệnh học 6. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi việc thực hiện SVAB gặp trở ngại: không có đủ trang thiết bị cần thiết, tuyến vú của bệnh nhân quá mỏng, tổn thương nằm quá sát da hoặc quá sát thành ngực, hố nách hoặc bệnh nhân đặt túi ngực, bệnh nhân không thể chịu đựng được quá trình sinh thiết kéo dài… thì sinh thiết tổn thương dưới siêu âm (ultrasound-guided vacuum-assisted breast biopsy: US-VAB) được coi là một giải pháp thay thế tốt 8.Để đảm bảo tính chính xác khi sinh thiết, có thể đặt định vị kim dây vào tổn thương dưới hướng dẫn X.quang trước khi tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Tại Việt Nam, kỹ thuật sử dụng hệ thống sinh thiết hỗ trợ hút chân không trong việc chẩn đoán các tổn thương tuyến vú còn tương đối mới mẻ, đặc biệt là trong việc chẩn đoán các tổn thương vi vôi hóa. Nhận thấy vai trò của kỹ thuật này trong việc chẩn đoán sớmung thư vú, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của sinh thiết hút chân không các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét về kỹ thuật sinh thiết hút chân không các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú. 2. Đánh giá giá trị của kỹ thuật sinh thiết hút chân không các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1454
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0004.pdf
  Restricted Access
2.26 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.