Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1452
Title: VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP, TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Authors: NGUYỄN, TIẾN ANH
Advisor: Nguyễn, Quốc Dũng
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh, CK 62720501
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội làm kéo theo sự gia tăng của một số bệnh, đặc biệt đã có những dự báo rằng “ Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa”1. Cùng với xu thế đó bệnh ĐMCD mạn tính ngày một gia tăng do tỷ lệ dân số có xu hướng già hóa. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chung của bệnh lý ĐMCD nằm trong khoảng 3-10% dân số, nhưng tỉ lệ này có thể tăng lên tới 15-20% đối với những người trên 70 tuổi 2. Đặc biệt trên BN có mắc kèm bệnh ĐTĐ thì tỉ lệ mắc còn tăng cao hơn nhiều vì tình trạng tăng glucoge máu kéo dài sẽ làm tổn thương nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể và tổn thương quan trọng nhất xảy ra là ở hệ thống mạch máu. Đây là một biến chứng âm thầm nhưng rất nặng nề 3. Bệnh lý mạch máu chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ có thể gây tàn phế, thời gian điều trị thường kéo dài, ít hiệu quả, chi phí thường tốn kém và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân 4.Theo một nghiên cứu từ năm 2006 đến 2012 trong các cơ sở y tế cấp tỉnh và quốc gia của Canada thì có tới 65% trường hợp bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là do bệnh ĐTĐ gây nên 5. Ở nước ta, tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2004 tỷ lệ bệnh nhân bị ĐTĐ có loét bàn chân chiếm 1,9% tổng số bệnh nhân nhập viện và chiếm gần 40% bệnh nhân cắt cụt chi có bệnh lý loét bàn chân do ĐTĐ 6. Tỷ lệ tử vong nói chung của bệnh nhân mắc bệnh ĐMCD tăng cao, hàng năm từ 4-5%, khoảng 20% sau 5 năm và 40-50% sau 10 năm 7, trong đó người mắc bệnh ĐMCD mạn tính kèm theo ĐTĐ thì có nguy cơ tử vong và mắc các biến cố tim mạch khác cao gấp 3-6 lần các bệnh nhân không mắc bệnh ĐTĐ 8. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay do điều kiện kinh tế, nhất là các vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ bệnh nhân đi khám và thường phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đã xuất hiện các biến chứng thì người bệnh mới để ý, do đó bệnh thường nặng thậm chí đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy điều đặc biệt quan trọng liên quan tới tiên lượng và điều trị cho người mắc bệnh ĐMCD là cần phát hiện sớm 9,10. Để chẩn đoán hẹp, tắc ĐMCD hiện nay đã có nhiều phương pháp chẩn đoán như chụp mạch máu (DSA), siêu âm Doppler, chụp xạ hình động mạch (Scintigraphy), chụp ĐM bằng cộng hưởng từ hạt nhân… Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên các phương pháp này có điểm chung cần chuẩn bị trước và thời gian chẩn đoán kéo dài và kết quả còn phụ thuộc nhiều vào thiết bị và người làm. Hiện nay CLVT đa dãy mạch máu mà đặc biệt là thế hệ máy CLVT 256 dãy là một thiết bị mới, hiện đại, có thể chụp nhanh, phần mềm tái tạo ảnh có chất lượng tốt và giảm lượng phóng xạ, giảm lượng thuốc cản quang sử dụng cho BN. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên các nhóm đối tượng và thiết bị khác nhau, nhưng tổn thương hẹp, tắc ĐMCD trên máy chụp CLVT 256 dãy ở BN ĐTĐ và nhóm người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị có nhiều đặc điểm khác biệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường” với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và CLVT 256 dãy của hẹp, tắc ĐMCD trên bệnh nhân đái tháo đường. 2. Vai trò CLVT 256 dãy trong chẩn đoán hẹp, tắc ĐMCD trên bệnh nhân đái tháo đường.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1452
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0003.pdf
  Restricted Access
2.35 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.