Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1450
Title: NHậN XéT KếT QUả SINH THIếT KHốI U BằNG KIM LõI DƯớI HƯớNG DẫN CủA SIÊU ÂM TRONG CHẩN ĐOáN KHốI U VùNG BụNG ở TRẻ EM TạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: VŨ VĂN, AN
Advisor: TS. BÙI NGỌC, LAN
Keywords: Nhi khoa;8720106
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1-2/10.000 trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán ung thư. Trong đó bệnh lý u đặc chiếm hơn 30% các trường hợp và phần lớn là khối u trong ổ bụng1,2. Các loại u bụng hay gặp là u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào thận, u nguyên bào gan, u lympho không Hodgkin và u tế bào mầm2,3. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ… có thể phát hiện chính xác sự tồn tại của khối u trong ổ bụng ở trẻ em. Tuy nhiên, tiêu chuẩn vàng để xác định bản chất khối u vẫn là kết quả giải phẫu bệnh4. Trước đây, để có bệnh phẩm chẩn đoán phải dựa vào sinh thiết mở. Phương pháp này đảm bảo mẫu bệnh phẩm lớn và kiểm soát được chảy máu nhưng đôi khi chất lượng mẫu không đạt chuẩn nếu u hoại tử và chảy máu ngoại vi5,6, bên cạnh đó, thời gian chăm sóc hậu phẫu dài, nguy cơ biến chứng trong và sau mổ nhiều7,8. Hơn nữa, phần lớn các phác đồ điều trị ung thư ở trẻ em sẽ điều trị hóa chất trước, phẫu thuật cắt u sau và có thể không còn u sau liệu trình hóa trị9. Trong trường hợp đó, phẫu thuật để sinh thiết có thể không đem lại nhiều hữu ích mà còn có thể làm chậm trễ thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, sinh thiết khối u bằng kim lõi hướng dẫn của siêu âm (gọi tắt là sinh thiết kim lõi) đã giúp chẩn đoán khối u rất nhỏ (dưới 1cm) và ở vị trí khó đồng thời hạn chế tối đa các tai biến, biến chứng5. Nghiên cứu về sinh thiết kim lõi trong chẩn đoán u bụng ở trẻ em được công bố từ những năm 80 của thế kỷ XX10. Kỹ thuật này cho phép lấy bệnh phẩm với tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp. Một phân tích tổng hợp của Sebire11 (2006) và nghiên cứu của Wang5 (2014) đều nhận thấy sinh thiết kim lõi là một phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán chính xác lên đến 94 -96,5% và biến chứng chảy máu nặng sau kỹ thuật là 1-2%. Ở Việt Nam hiện nay, sinh thiết kim lõi đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý u đặc ở người lớn, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả và biến chứng của kỹ thuật này. Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đầu tiên áp dụng kỹ thuật sinh thiết kim lõi trong chẩn đoán u đặc ở trẻ em từ năm 2008 nhưng đến nay chưa có tổng kết về kết quả chẩn đoán và tai biến, biến chứng của kỹ thuật này ở trẻ em. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân có khối u vùng bụng như thế nào? Lấy mẫu mô bệnh học khối u vùng bụng bằng kỹ thuật sinh kim lõi dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ em có an toàn và hiệu quả không? Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: ‘Nhận xét kết quả sinh thiết khối u bằng kim lõi dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán khối u vùng bụng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương’ nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của nhóm trẻ em có khối u vùng bụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét kết quả, các tai biến và biến chứng của kỹ thuật sinh thiết khối u bằng kim lõi dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán khối u vùng bụng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1450
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0295.pdf
  Restricted Access
2.55 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.