Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1449
Title: NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG VÀ TÍNH SẴN CÓ CỦA THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦA 5 TỈNH THÀNH PHỐ NĂM 2018 - 2019
Authors: ĐINH THỊ, KIM CHI
Advisor: Kim, Bảo Giang
Keywords: Quản lý y tế, 62727605
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm mới nổi chiếm 30% trong tổng số các ca tử vong tại các cơ sở y tế 1,2. Một số bệnh có khả năng gây tử vong gồm: nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng (SARI) (bao gồm cúm gia cầm H5N1, Hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS - CoV)), COVID -19. Trong số đó, SARI là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tạo ra gánh nặng về tài chính cho hệ thống y tế cũng như người dân do có số lượng lớn bệnh nhân nhập viện khi dịch xảy ra. Trong 10 năm qua đã có nhiều đợt bùng phát SARI do virus cúm A, H7N9, H5N1, nhiễm coronavirus, hội chứng hô hấp Trung Đông - coronavirus (MERS - CoV) hay các chủng cúm mới xuất hiện3,4. Tác nhân gây bệnh chính và phổ biến nhất của SARI ở bệnh nhân nhập viện tại Việt Nam là cúm - chiếm tỷ lệ 30% tổng số mẫu hô hấp5. Giám sát hội chứng cúm (từ năm 2016) tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cho thấy virus cúm lưu hành quanh năm. Tỷ lệ mắc cúm hàng năm khoảng 21%. Tỷ lệ nhiễm cúm ở các bệnh nhân SARI và bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do virus chiếm 12 -17% 6. Để giải quyết tốt được vấn đề này, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm phát hiện sớm các trường hợp SARI, cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong do SARI gây ra. Trong năm 2015 và 2017, một số đánh giá về năng lực quản lý trường hợp SARI tại các bệnh viện tỉnh, trung ương đã được Bộ Y tế và các bên liên quan thực hiện dưới sự hỗ trợ của tổ chức y tế thế giới (WHO). Các khảo sát đã chỉ ra mặc dù năng lực của nhân viên y tế ở cấp trung ương, cấp tỉnh đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua song vẫn còn có nhiều hạn chế về lỗ hổng hệ thống trong quản lý trường hợp SARI cần được cải thiện. Từ khuyến nghị của các cuộc khảo sát, Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh - Bộ Y Tế, dưới sự hỗ trợ của WHO, đã thực hiện một số khóa đào tạo cho nhân viên y tế ở tuyến tỉnh trong những năm qua. Một trong những trở ngại lớn cho việc cải thiện chất lượng quản lý trường hợp SARI là thiếu trang thiết bị y tế cần thiết trong Khoa Hồi sức tích cực và khoa Cấp cứu của bệnh viện tuyến tỉnh, huyện7. Bên cạnh đó, mô tả về SARI và ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm trong tổng gánh nặng bệnh tật cũng như kết quả điều trị cho bệnh nhân SARI ở các tuyến cơ sở y tế khác nhau chưa được chứng minh rõ ràng. Mặt khác, vẫn còn một lỗ hổng lớn về nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng của các bệnh viện huyện trong việc quản lý các trường hợp SARI. Cơ sở vật chất, năng lực của các bệnh viện huyện trong việc quản lý SARI và gánh nặng của vấn đề này rất quan trọng để phát triển các chiến lược phù hợp nhằm tăng cường quản lý trường hợp SARI ở tuyến huyện. Qua đó tổng thể năng lực hệ thống y tế trong quản lý SARI và các bệnh truyền nhiễm khác ở Việt Nam sẽ được tiếp tục củng cố. Đã có nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và trung ương tuy nhiên để đánh giá ở tuyến huyện thì còn rất ít. Từ những nhu cầu bức thiết đó, tôi thực hiện đề tài: “Nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng và tính sẵn có của thuốc, trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện đa khoa của 5 tỉnh, thành phố năm 2018 - 2019” với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Phân tích thực trạng nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu ở các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện của 5 tỉnh, thành phố năm 2018. 2. Mô tả sự sẵn có của thuốc và trang thiết bị liên quan tới quản lý nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu ở các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện của 5 tỉnh, thành phố năm 2018 - 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1449
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0002.pdf
  Restricted Access
1.81 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.