Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1445
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. PGS.TS. Đào Xuân, Thành-
dc.contributor.advisor2. TS. Đỗ Văn, Minh-
dc.contributor.authorCAO, QUÝ-
dc.date.accessioned2021-11-08T02:51:25Z-
dc.date.available2021-11-08T02:51:25Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1445-
dc.description.abstractKhớp vai là khớp có tầm vận động rộng nhất so với các khớp khác trong cơ thể. Trong quá trình tiến hóa, con người đi được bằng hai chân ở tư thế đứng thẳng, hai tay được tự do vận động, nhờ vậy khớp vai cũng tiến hóa để phù hợp với hoạt động linh hoạt của chi trên1. Hoạt động của khớp vai được linh hoạt là nhờ sự ổn định về mặt sinh lý, giải phẫu của năm thành phần : khớp ổ chảo - cánh tay, khớp cùng - đòn, khớp ức - đòn, khoang xương bả vai - lồng ngực và khoang dưới mỏm cùng vai2. Hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai (KDMCV) là tình trạng bệnh lý khớp vai phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 44-65% trong tổng số các nguyên nhân gây đau vai3. Đây là tình trạng các cấu trúc trong khoang dưới mỏm cùng vai (bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, gân cơ chóp xoay mà chủ yếu là gân cơ trên gai) bị chèn ép giữa đầu trên xương cánh tay và mỏm cùng vai. Khi cánh tay chuyển động, các cấu trúc này sẽ bị cọ xát với mỏm cùng vai và dây chằng cùng-quạ, quá trình này lặp đi lặp lại gây ra các tổn thương cho các cấu trúc, ban đầu là thiểu dưỡng rồi tiếp đến là viêm, thoái hóa, hoại tử và xơ hóa, có thể dẫn đến rách bán phần hoặc hoàn toàn gân cơ trên gai4,5. Về cơ bản, điều trị hẹp KDMCV là điều trị nội khoa với việc kết hợp điều trị thuốc và phục hồi chức năng. Phẫu thuật điều trị hẹp KDMCV đặt ra khi điều trị nội khoa kém đáp ứng, hoặc hẹp KDMCV có nguyên nhân cơ học hoặc hẹp KDMCV kèm tổn thương chóp xoay có biểu hiện lâm sàng. Mổ mở điều trị hẹp KDMCV đã được một số tác giả đề xuất vào những năm 1964 bằng cách cắt bỏ toàn bộ mỏm cùng vai 6. Sau này, McLaughlin và Asherman đã phát triển kỹ thuật cắt bỏ phần bên mỏm cùng vai7. Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật trên chưa thu được nhiều kết quả tốt. Neer đã phát triển kỹ thuật cắt bỏ phần góc trước của mỏm cùng vai (chỉnh hình mỏm cùng vai) để điều trị hẹp KDMCV. Với kết quả đạt được sau điều trị, phương pháp này đã trở thành "tiêu chuẩn vàng" trong điều trị ngoại khoa hẹp KDMCV5. Phẫu thuật nội soi giải ép KDMCV đã được mô tả lần đầu vào năm 1983. Năm 1991, kỹ thuật "cutting-block" cho chỉnh hình mỏm cùng vai đã được mô tả. Cả hai kỹ thuật này đem lại nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở giải ép KDMCV: giảm tỷ lệ bị các biến chứng bệnh của cơ delta, tăng khả năng quan sát để đánh giá các bệnh lý trong khớp, cải thiện các triệu chứng đau và tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Điều này đã làm cho phẫu thuật với kỹ thuật nội soi ngày càng phổ biến hơn8. Tại Việt Nam, vấn đề chẩn đoán và điều trị hội chứng hẹp KDMCV mới chỉ được quan tâm nhiều từ những năm 2000 trở lại đây. Phương pháp mổ nội soi để điều trị hội chứng hẹp KDMCV đã được thực hiện tại bệnh viện đại học Y Hà Nội, tuy nhiên chưa có nghiên cứu thống kê và đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai. 2. Đánh giá kết quả điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai bằng phẫu thuật nội soi.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectNgoại khoavi_VN
dc.subject8720104vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0292.pdf
  Restricted Access
3.64 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.