Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1440
Title: ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN GEN BRAF V600E VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ
Authors: TRẦN LINH, GIANG
Advisor: Lê Minh, Kỳ
Keywords: Tai Mũi Họng
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư tuyến giáp là ung thư nội tiết phổ biến nhất và có tỉ lệ mắc tăng nhanh ở nhiều nơi trên thế giới [1]. Ước tính có khoảng 122,803 ca ung thư tuyến giáp xảy ra trên thế giới vào năm 2000, trong đó có khoảng 8,570 ca tử vong [2]. Tại mỹ, theo số liệu của viện Ung thư Quốc gia, năm 2013 có 60,220 ca ung thư tuyến giáp được chẩn đoán và 1850 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam theo thống kê cho thấy ỷ lệ mắc UTTG chiếm tỷ lệ 1,9/100000 dân ở Hà Nội, và ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ở nữ là 2,6/100000 dân và ở nam là 1,5/100000 dân [3]. UTTG có nhiều loại mô bệnh học khác nhau, chúng xuất phát từ tế bào nang, cận nang và tổ chức liên kết, tế bào miễn dịch. Hiện nay mô bệnh học gồm 4 loại chính được sử dụng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu là ung thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó ung thư thể biệt hóa là ung thư thể nhú và ung thư thể nang có tiên lượng tốt do đáp ứng rất tốt với điều trị I131. Đặc biệt, PTC là thường gặp nhất với tỷ lệ 80% và có xu hướng phát triển chậm. Điều trị UTBMTG thể nhú thường phối hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, điều trị bằng I131, điều trị hormon đem lại kết quả rất tốt và là lựa chọn đầu tiên cho liệu trình điều trị trên những bệnh nhân này. Tuy nhiên, UTBMTG thể nhú cũng có tỷ lệ tái phát đáng kể, khoảng 10% sau 10 năm, 30% sau 30 năm và 35% sau 40 năm theo dõi sau điều trị ban đầu. Trong số những bệnh nhân tái phát tại chỗ, 74% tái phát ở hạch lympho cổ, 20% ở tuyến giáp. 6% ở khí quản hoặc cơ và 7% chết do ung thư [2]. Và có một tỷ lệ nhỏ trong những bệnh nhân UTTG thể biệt hóa tái phát, di căn không đáp ứng với I131. Do vậy, việc điều trị trở nên khó khăn. Một số nghiên cứu trên thế giới đã phần nào chứng tỏ vai trò của đột biến BRAF V600E trong diễn biến không thuận lợi của UTBMTG thể nhú. Khi phân tích số liệu trên lượng mẫu lớn từ nhiều bài báo thống kê trước đó trên 1118 ca UTBMTG thể nhú, Tufano R.P và cộng sự đã cho thấy tỉ lệ tái phát khối u ở bệnh nhân mang đột biến gen BRAF V600E là 24,9% và bệnh nhân không mang đột biến là 12,6% [4]. Trong khi nghiên cứu của Xing M trên 1849 bệnh nhân ở 7 quốc gia từ năm 1978 đến năm 2011 đã chỉ ra đột biến BRAF V600E làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân UTBMTG thể nhú, 5.3% ở bệnh nhân UTBMTG thể nhú mang đột biến so với 1,1% ở bệnh nhân UTBMTG thể nhú không mang đột biến, trong đó 80,4% số ca UTBMTG thể nhú tử vong là bệnh nhân mang đột biến [5]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Xing M còn chỉ ra mối tương quan giữa đột biến BRAF V600E trong bệnh nhân UTBMTG thể nhú sơ cấp với sự kháng thuốc - mất khả năng hấp thụ iốt phóng xạ trong khối u tái phát dẫn đến thất bại trong điều trị và tăng tỉ lệ tử vong [6]. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ mới phát hiện cơ chế chủ yếu của hiện tượng kháng I131 là do đột biến gen BRAF V600E này. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về đột biến gen BRAF V600E trong tiên lượng nguy cơ kháng I131 ở bệnh nhân UTBMTG thể nhú, cũng như giúp phân tầng nguy cơ và quản lý bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E bằng phương pháp phiên mã ngược đặc hiệu alen MuS - RT. 2. Phân tích mối liên quan giữa đột biến gen BRAF V600E với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1440
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0298.pdf
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.