Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1436
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO MẦM BUÔNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG |
Authors: | PHẠM TRÍ, HIẾU |
Advisor: | Nguyễn Quốc, Tuấn |
Keywords: | Sản phụ khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong những loại ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Tại Hoa Kỳ, ước tính năm 2019 có 22.530 phụ nữ được chẩn đoán mới mắc UTBT và 13.980 sẽ tử vong vì bệnh này. UTBT xếp thứ 5 trong số những ung thư gây tử vong ở phụ nữ, cao hơn bất kỳ ung thư phụ khoa nào khác. Ước tính tỷ lệ một phụ nữ mắc bệnh UTBT vào một thời điểm nào đó trong đời vào khoảng 1/781. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1500 bệnh nhân mới mắc UTBT, 800 ca tử vong2. Tuy UTBT chỉ chiếm dưới 2% trong số ung thư ở phụ nữ nhưng bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 45%. UTBT về mặt mô bệnh học rất phức tạp, có rất nhiều thể và được chia thành ba nhóm lớn theo nguồn gốc của tế bào ung thư bao gồm: ung thư biểu mô, u dây đệm sinh dục và u tế bào mầm. Trong đó, ung thư biểu mô buồng trứng chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 90%. Ung thư tế bào mầm buồng trứng (UTTBMBT) hay u tế bào mầm buồng trứng ác tính chỉ chiếm khoảng 10%3 và là nhóm có những đặc điểm riêng biệt về lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán cũng như điều trị, tiên lượng. Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong tiểu khung nên khi kích thước khối ung thư còn nhỏ sẽ không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Người bệnh thường được chẩn đoán tại giai đoạn muộn, khi ung thư lan rộng, tiên lượng xấu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tổng kết về ung thư tế bào mầm buồng trứng đều nhận định bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ, u phát triển nhanh gây ra triệu chứng rõ rệt giúp chẩn đoán được ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật điều trị bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh, đáp ứng tốt với hóa chất ngay cả khi bệnh tái phát. Trong nhóm ung thư này chỉ có một số type giải phẫu bệnh thực sự phổ biến như: u loạn mầm sinh dục, u túi noãn hoàng, u quái không trường thành; các thể bệnh khác rất hiếm gặp.4 Tại Khoa Phụ ung thư - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (BVPSTƯ), những bệnh nhân UTBT nói chung và ung thư tế bào mầm nói riêng đã được điều trị trong vài chục năm gần đây với các phương pháp như phẫu thuật và hóa chất theo phác đồ BEP (Bleomycin - Etoposid - Cisplatin). Tuy nhiên, do tính chất ít gặp của bệnh, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng kết về tình hình chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi các biến chứng trong quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, điều trị bệnh ung thư đang từng bước trở thành điều trị cá thể hóa. Vì vậy, đứng trước một bệnh nhân ung thư tế bào mầm buồng trứng, thầy thuốc phụ khoa ung thư luôn băn khoăn việc khi nào nên phẫu thuật, phẫu thuật bảo tồn hay triệt để, thực hiện qua nội soi hay mở bụng, có cần điều trị hóa chất không, điều trị theo phác đồ nào và bao nhiêu chu kỳ?... Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị UTBT nói chung, ung thư tế bào mầm nói riêng, đề tài này được thực hiện nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư tế bào mầm buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 2. Nhận xét các phương pháp điều trị và một số biến chứng trong điều trị ung thư tế bào mầm buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1436 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0294.pdf Restricted Access | 2.32 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.