Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1435
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG BẰNG ĐƯỜNG MỔ TRƯỚC NGOÀI
Authors: PHẠM TRUNG, HIẾU
Advisor: TRẦN TRUNG, DŨNG
Keywords: Chấn thương chỉnh hình
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Phẫu thuật thay khớp háng được coi là thành tựu vĩ đại nhất của ngành Chấn thương chỉnh hình trong suốt 100 năm qua. Mỗi năm, tỷ lệ các ca mổ thay khớp háng được thực hiện ngày càng tăng, chỉ riêng ở Mỹ số lượng là trên 300.000 ca 1. Nhờ những tiến bộ trong cải tiến kỹ thuật, vật liệu và thiết kế khớp nhân tạo mà tiên lượng sau mổ của bệnh nhân dù là cao tuổi cũng đã đạt được những kết quả hồi phục khả quan ngang với người bệnh trẻ tuổi. Trải qua thời gian, một trong những tiến bộ, cũng đồng thời là xu thế của phẫu thuật thay khớp háng hiện đại là phát triển và hoàn thiện việc sử dụng các đường mổ vào khớp đạt được sự chính xác, hiệu quả tối đa. Trên thực tế, đường mổ vào khớp háng từ lâu đã được chứng minh là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả phẫu thuật thay khớp háng. Có thể phân loại các đường mổ dựa vào tương quan với mấu chuyển lớn (trước, sau hay ngoài), tư thế bệnh nhân, tư thế chân khi đánh trật chỏm, cách xử lý khối cơ mông và khối cơ xoay ngoài. Khởi nguồn từ đường mổ phía ngoài mô tả bởi Charles White từ đầu thế kỷ XIX, cho đến đường mổ phía trước do Smith-Petersen khởi xướng vào đầu thế kỷ XX 2. Ngoài ra còn có đường mổ trước ngoài Watson-Jones hay đường sau ngoài do Gibson cải tiến cũng là những đường mổ kinh điển và quen thuộc với các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình cho tới bây giờ 3. Các đường mổ khác nhau dựa vào hướng mặt phẳng đi vào khớp háng và phương thức bộc lộ ổ khớp. Mỗi đường mổ đều có những ưu, nhược điểm riêng, và mỗi đường mổ đều chỉ có thể phát huy hết ưu thế của mình khi được lựa chọn đúng với chỉ định điều trị, cũng như thói quen sử dụng cùng trình độ của mỗi phẫu thuật viên. Ngoài ra, cùng với việc dựa trên những đường mổ kinh điển, các đường mổ xâm lấn tối thiểu ngày nay đã giúp làm giảm chiều dài vết mổ cùng các thương tổn phần mềm quanh khớp, giúp bệnh nhân đỡ đau và phục hồi sớm hơn, giảm đáng kể chi phí cũng như những phiền toái sau mổ. Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn những vấn đề tồn tại như khả năng quan sát phẫu trường hạn chế dễ gây ra các biến chứng trong mổ cũng như khó khăn trong việc đặt đúng vị trí các cấu phần khớp nhân tạo 4. Tại Việt Nam hiện nay, các phẫu thuật viên khi tiến hành TKHTP vẫn quen thuộc nhất vẫn là đường mổ lối sau - ngoài. Đây là đường mổ quen thuộc của nhiều phẫu thuật viên vì những ưu điểm như bộc lộ ổ khớp dễ dàng, rộng rãi, có thể áp dụng được cả cho TKHTP lần đầu cũng như thay lại. Ngoài ra, một đường mổ khác cũng được ưa chuộng là đường mổ lối trước trực tiếp, với ưu điểm hạn chế biến chứng trật khớp nhân tạo cũng như có thể giúp phẫu thuật viên thay cả 2 bên khớp trong cùng một cuộc mổ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có một đường mổ ít được sử dụng hơn đó chính là đường mổ lối trước – ngoài. Đây là đường mổ đi qua vách gian cơ trước giữa cơ mông nhỡ và cơ căng mạc đùi để vào khớp háng. Dù rằng đường mổ này có những ưu điểm như không làm tổn thương bao khớp sau, ít làm tổn thương các thần kinh lớn quanh khớp háng nhưng đường mổ này ít được lựa chọn hơn do yêu cầu thao tác phức tạp trên một phẫu trường quan sát cũng không rộng rãi bằng các đường mổ khác. Hiện nay ở trong nước cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về đường mổ này. Để tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật sử dụng đường mổ thay khớp lối trước – ngoài, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng bằng đường mổ trước ngoài”, với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng bằng đường mổ trước ngoài. 2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần ko xi măng bằng đường mổ trước ngoài.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1435
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0293.pdf
  Restricted Access
3.67 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.