Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1434
Title: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ NGÀY 5 VÀ PHÔI TRỮ NGÀY 3 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Authors: NGUYỄN THỊ MỸ, DUNG
Advisor: LÊ, HOÀNG
NGUYỄN DUY, ÁNH
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hiện nay ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới đang tiến hành chuyển phôi ngày 3 (giai đoạn phân chia) hoặc phôi ngày 5 (giai đoạn phôi nang). Những cải tiến của hệ thống nuôi cấy phôi ngày nay đã dần hình thành xu hướng mới trong chuyển phôi là chuyển phôi giai đoạn phôi nang thay thế cho chuyển phôi giai đoạn phân chia. Cơ sở lý luận của xu hướng mới này là môi trường tử cung thích hợp cho sự phát triển phôi nang, trong khi phôi giai đoạn phân chia phù hợp với môi trường sinh lý tự nhiên ở vòi tử cung hơn. Việc nuôi cấy phôi kéo dài cũng được cho là giúp cho các chuyên viên phôi học có điều kiện lựa những phôi có sức sống tốt nhất để chuyển cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận, chuyển phôi trữ ngày 5 sinh lý hơn và lựa chọn được những phôi chất lượng tốt, khả năng sống cao, giúp tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ trẻ sinh sống1,2,3. Chuyển phôi giai đoạn này không những làm tăng tỷ lệ có thai mà còn giảm tỷ lệ đa thai, do đó tránh ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân khi mang thai4. Có hai giả thuyết ủng hộ cho việc tại sao chuyển phôi ngày 5 lại ưu việt hơn chuyển phôi ngày 3. Thứ nhất, về mặt sinh lý, việc đưa phôi giai đoạn đầu tiếp xúc quá sớm với môi trường tử cung, đặc biệt môi trường đó đã được chịu tác động của việc phóng noãn quá nhiều và do đó nồng độ estrogen cũng đặc biệt tăng cao là nguy hại cho phôi (Valbuena 2001). Mặt khác, tử cung cung cấp môi trường dinh dưỡng hoàn toàn khác so với vòi tử cung, do đó có thể gây bất lợi lên sự làm tổ của phôi và dẫn đến giảm tỷ lệ làm tổ (Gardner 1996). Ngoài ra còn có bằng chứng về việc giảm đáng kể cơn co tử cung vào thời điểm phôi ngày 5 làm tổ và do đó phôi ngày 5 ít bị đẩy ra ngoài (Fanchin 2001).Tranh luận thứ hai về ưu tiên chuyển phôi ngày 5 vì phôi ngày 5 có tiềm năng làm tổ tốt hơn phôi ngày 3. Như một hệ quả của sự tự lựa chọn, chỉ có phôi khoẻ nhất và bình thường nhất sẽ phát triển thành phôi ngày 5. Nhưng bên cạnh đó, có những lập luận phủ nhận kỹ thuật chuyển phôi ngày 5 chủ yếu do lo sợ cơ chế tự đào thải của phôi làm giảm số phôi, có thể làm bệnh nhân không có phôi chuyển hoặc có ít phôi đông. Cặp vợ chồng thực hiện nuôi cấy phôi ngày 5 sẽ phải chấp nhận các nguy cơ: a) hủy chu kỳ (không có phôi chuyển) do phôi không phát triển được đến giai đoạn phôi ngày 5 (Marek 1999); b) có số lượng phôi trữ lạnh ít (Tsirigotis 1998). Mặt khác, nhiều quan điểm còn cho rằng: môi trường trong tử cung mẹ thuận lợi hơn môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nên phôi ngày 3 có thể phát triển đến giai đoạn phôi ngày 5 dễ dàng hơn là trong phòng thí nghiệm. Vì lý do này mà nhiều thử nghiệm phân tích tổng hợp đã được tiến hành (Gardenr 2003; Bukulmez 2007; Schoolcraft 2001), nhiều kết luận vẫn còn tranh cãi. Khuyến cáo chuyển phôi ngày 3 vẫn chiếm tỷ lệ 20% trên tổng các thử nghiệm. Ngoài ra, chuyển phôi trữ ngày 3 và chuyển phôi trữ ngày 5, tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, việc một nghiên cứu đưa ra những khuyến cáo cụ thể về vấn đề chuyển phôi giai đoạn phôi trữ ngày 5, phôi trữ ngày 3 là hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu "Nghiên cứu kết quả chuyển phôi trữ ngày 5 và phôi trữ ngày 3 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong năm 2018" với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả chuyển phôi trữ ngày 5 và chuyển phôi trữ ngày 3. 2. Phân tích một số yếu tố tiên lượng đến kết quả chuyển phôi trữ ngày 5 và phôi trữ ngày 3.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1434
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0292.pdf
  Restricted Access
2.16 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.