Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1431
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG QUY TRÌNH “CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG” TRONG VIỆC GIẢM THỜI GIAN “CỬA - BÓNG” Ở CÁC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM
Authors: TRẦN ĐĂNG, LÂM
Advisor: Phạm Mạnh, Hùng
Keywords: Nội tim mạch
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu nội khoa rất thường gặp trên lâm sàng và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển1. NMCT cấp ST chênh lên là một thể cấp tính trong NMCT, cần xử trí nhanh chóng tái tưới máu động mạch vành trong vòng 12h đầu từ khi có triệu chứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của PCI thì đầu so với tiêu sợi huyết như tái lập dòng nhanh, giảm thời gian nằm viện, tử vong... Các thử nghiệm lâm sàng (GUSTO-IIb, EMERALD, NRMI, v.v.) đã chứng minh rằng thời gian từ khi bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế đầu tiên cho đến khi được can thiệp ở nhóm bệnh nhân dưới 90 phút thì có nguy cơ tử vong và tỷ lệ các biến chứng là thấp nhất trong trước mắt cũng như lâu dài 2,3,4. Hướng dẫn 2017 của Hội Tim mạch hoa kỳ và hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo thời gian từ lúc bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên nhập viện đến lúc đưa dụng cụ can thiệp vào mạch vành bệnh nhân ở các đơn vị có can thiệp mạch vành là dưới 60 phút5. Viện Tim mạch Bệnh Viện Bạch Mai là nơi tiếp nhận người bệnh nhồi máu cơ tim từ khoa Cấp cứu, các khoa khác trong bệnh viện, từ các bệnh viện tuyến dưới v.v. Việc triển khai cấp cứu cho người bệnh đã được thực hiện theo quy trình do Viện xây dựng. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trước đây cho thấy thời gian “cửa bóng” này còn dài và có nhiều yếu tố ảnh hưởng làm kéo dài thời gian này6,7,8,9,10,11. Các yếu tố này bao gồm: Trì hoãn do bản thân người bệnh: Thời gian xử trí tại bệnh viện tuyến đầu (huyện, tỉnh): Mất nhiều thời gian, nhiều trường hợp chẩn đoán không kịp thời. Thời gian chờ xử trí tại khoa Cấp cứu. Từ VTM – Phòng can thiệp: người bệnh cũng phải trải qua nhiều thủ tục: Xử trí ban đầu, giải thích gia đình, ký quỹ can thiệp. Phòng can thiệp – đưa bóng vào lòng mạch máu: bệnh nhân đôi khi phải chờ những trường hợp đang can thiệp trên bàn hoặc chờ điều dưỡng phụ v.v12,13,14. Do đó, làm thời gian can thiệp cho người bệnh bị trì hoãn quá lâu so với yêu cầu. Từ thực trạng đó Viện Tim mạch đã tiến hành các biện pháp cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời gian “cửa – bóng”. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả áp dụng quy trình “cải tiến chất lượng” trong việc giảm thời gian “cửa – bóng” ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Viện Tim Mạch Việt Nam” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng thời gian “cửa-bóng” trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Viện Tim Mạch Việt Nam giai đoạn trước cải tiến chất lượng. 2. Đánh giá kết quả áp dụng quy trình “cải tiến chất lượng” trong việc giảm thời gian cửa bóng ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1431
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0289.pdf
  Restricted Access
2.09 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.