Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1427
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở PHỤ NỮ LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH
Authors: ĐINH NGỌC, DƯƠNG
Advisor: Trần Thị Tô, Châu
Keywords: Nội – xương khớp
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, gia tăng nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống có thể gây tử vong ở người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, loãng xương đang được coi là một "bệnh dịch âm thầm" (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Hàng năm chi phí cho loãng xương ở Mỹ là 17,9 tỷ USD, ở Úc là 7,4 tỷ USD, ở Châu Âu là 350 triệu EUD, ở Anh là 1,7 tỷ pounds, trong đó chi phí cho gãy cổ xương đùi là cao nhất vì 95% phải nằm viện và 15 – 25% cần được chăm sóc lâu dài 1. Theo Hiệp Hội Loãng xương quốc tế (IOF) "dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á". Khoảng 20% nữ và 30% nam tử vong 1 năm sau biến cố gãy cổ xương đùi. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 102.000 nữ và 67.000 nam gãy xương; trong số này, số ca gãy cổ xương đùi là 19.000 nữ và 7.000 nam 2. Do vậy, việc điều trị loãng xương nhằm tránh biến chứng gãy xương đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu với trên cơ sở chẩn đoán dựa trên số đo mật độ xương. Tuy nhiên, những năm gần gây, nhiều tác giả nhận thấy là gãy xương không chỉ xảy ra trên bệnh nhân loãng xương mà còn xảy ra ở người có mật độ xương bình thường: 74% ở nam, 55% ở nữ 3. Việc tầm soát các yếu tố nguy cơ của mỗi cá thể bệnh nhân và điều trị dựa trên số đo mật độ xương kèm theo các yếu tố nguy cơ đã được khuyến cáo tại nhiều quốc gia 3,4. Trong đó lipid máu tăng (Dyslipidemia) là một yếu tố nguy cơ gây nên loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Lipid và xơ vữa mạch có mối liên quan liên tục, bền vững, độc lập giữa nồng độ cholesterol toàn phần (TC) hoặc cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) với các biến cố tim mạch do xơ vữa 5. Ở Việt nam cũng như ở các nước mối tương quan dịch tễ học giữa loãng xương và bệnh tim mạch không phụ thuộc vào tuổi tác, Lipid máu có thể đóng một vai trò trong chức năng tế bào xương là ức chế sự biệt hóa xương và có thể thức đẩy viêm phản ứng của các thành động mạch. Các tổn thương xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến tế bào nguyên bào xương và ức chế hoạt động tạo cốt bào vì xương chứa một lượng lớn đáng kể các mạch máu. Phụ nữ loãng xương có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ có nồng độ lipid cao hơn phụ nữ không có vấn để này. Rối loạn lipid máu gặp rất nhiều ở phụ nữ sau mãn kinh, nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào nhóm phụ nữ sau mãn kinh và mối liên quan giữa 2 yếu tố nguy cơ đó, nhằm cung cấp thêm hiểu biết cần thiết góp phần chủ động ngăn ngừa tiến triển bệnh loãng xương nói chung và loãng xương sau mãn kinh nói riêng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá nồng độ lipid máu và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh. 2. Khảo sát mỗi liên quan giữa lipid máu và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1427
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0285.pdf
  Restricted Access
1.85 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.