Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1426
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI BẰNG AMOXICILLIN VÀ PPI LIỀU CAO Ở BỆNH NHÂN LOẫT HÀNH TÁ TRÀNG Cể XUẤT HUYẾT TIấU HểA |
Authors: | ĐINH THỊ ÁNH, NGUYỆT |
Advisor: | VŨ TRƯỜNG, KHANH |
Keywords: | Nội tiêu hóa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng là một biến chứng thường gặp trong cấp cứu nội khoa, gây nguy hiểm cho người bệnh và chi phí y tế cao, chiếm tỷ lệ từ 17 - 37% trong các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên 1. Cho đến nay, Helicobacter pylori (H. pylori) được công nhận là một yếu tố nguyên nhân phổ biến nhất của loét hành tá tràng. Nhiễm H. pylori được tìm thấy ở 90% bệnh nhân loét hành tá tràng 2 và 71% loét hành tá tràng có biến chứng xuất huyết 3. Vì vậy tất cả các bệnh nhân bị xuất huyết do loét nên được kiểm tra, xét nghiệm H. pylori và điều trị. Liệu pháp diệt trừ H. pylori làm giảm tỷ lệ chảy máu tái phát từ 20% xuống còn 3% và cải thiện đáng kể kết quả lâm sàng 4, 5. Do đó cần phải có chiến lược điều trị H. pylori ngay khi được phát hiện trên các bệnh nhân loét hành tá tràng nói chung và loét hành tá tràng có biến chứng xuất huyết tiêu hóa nói riêng. Diệt trừ H. pylori hiện nay vẫn còn là một thách thức lớn trong thực hành lâm sàng vì tỷ lệ lưu hành các chủng đa đề kháng tăng nhanh trên toàn thế giới. Trong hơn 20 năm nay, nhiều thử nghiệm đã đưa ra những phác đồ và chiến lược điều trị mới đối với các trường hợp có nhiễm H. pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng, với mục tiêu điều trị là dùng phác đồ diệt vi khuẩn bằng cách phối hợp kháng sinh với các thuốc ức chế bơm proton (PPI) để tạo nên hiệu quả chữa lành ổ loét, cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. Trong đó, các phác đồ bộ ba thuốc chuẩn (PPI, Amoxicllin, Clarithromycin hoặc Metronidazole) đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như là phương pháp điều trị đầu tay, với tỷ lệ thành công trong giai đoạn đầu đạt tới 90%, nhưng theo thời gian phác đồ này không còn phù hợp do tỷ lệ diệt trừ H. pylori không đạt được mục tiêu điều trị (< 80%) 6, 7, một số quốc gia khác ghi nhận tỷ lệ diệt trừ đã giảm xuống 60% và tỷ lệ thất bại dao động trong khoảng từ 29 - 40% do tình trạng H. pylori kháng kháng sinh ngày càng tăng cao 8, 9, 10. Trước tình trạng kháng thuốc nêu trên, nhiều phác đồ khác nhau được đề nghị để sử dụng thay thế cho phác đồ chuẩn. Theo đó, phác đồ bốn thuốc có Bismuth xuất hiện, được coi như là lựa chọn tốt trong trường hợp điều trị thất bại với phác đồ bộ ba hay có thể là lựa chọn lần đầu 11. Tuy nhiên phác đồ này phối hợp bốn loại thuốc với chế độ dùng phức tạp và có nhiều tác dụng phụ nên có thể khiến bệnh nhân tuân thủ kém, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ khi dùng phác đồ bốn thuốc khá cao (80,3 - 80,5%), thậm chí có bệnh nhân phải dừng thuốc do tác dụng phụ 12, 13. Xuất phát từ những vấn đề trên, một liệu pháp kép với PPI liều cao, làm giảm tối ưu tính acid của dạ dày, làm tăng pH nội mạc, và tạo ra hoạt động chống vi khuẩn trực tiếp, kết hợp với Amoxicillin liều cao, một kháng sinh nhóm β - lactam có tác dụng diệt khuẩn và độ kháng thuốc tiên phát thấp, có thể sẽ là phương pháp điều trị lý tưởng cho diệt trừ H. pylori 14, 15, 16, 17, 18. Phác đồ điều trị này đơn giản, ít tác dụng phụ và đặc biệt tỷ lệ kháng Amoxicillin của H. pylori vẫn còn rất thấp qua nhiều nghiên cứu, tỷ lệ kháng ở khu vực Đông Nam Á chỉ có 2% 19, Việt Nam có nghiên cứu ghi nhận không thấy kháng Amoxicillin nguyên phát 20. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần tìm ra một phác đồ điều trị mới phù hợp với người bệnh Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả diệt trừ Helicobacter pylori bằng Amoxicillin và PPI liều cao ở bệnh nhân loét hành tá tràng có xuất huyết tiêu hóa” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả diệt trừ Helicobacter pylori của Amoxicillin và PPI liều cao trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng. 2. Đánh giá kết quả lành ổ loét trên nội soi sau điều trị của Amoxicillin và PPI liều cao trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng có Helicobacter pylori. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1426 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0284.pdf Restricted Access | 2.07 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.