Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1422
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Ngọc, Bích | - |
dc.contributor.author | NGÔ XUÂN, CƯỜNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-07T07:45:29Z | - |
dc.date.available | 2021-11-07T07:45:29Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1422 | - |
dc.description.abstract | Cắt thận được chỉ định trong nhiều bệnh lý của thận và cơ quan tiết niệu, trong đó cắt thận đơn thuần được chỉ định trong các bệnh lý lành tính. Trước đây cắt thận được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp mổ mở, nhược điểm là vết mổ lớn, thành bụng yếu, ảnh hưởng tới hồi phục sức khoẻ và khả năng lao động của bệnh nhân. Những năm 90 của thế kỷ 20, một cuộc cách mạng trong điều trị phẫu thuật, từ phẫu thuật mở truyền thống sang lĩnh vực phẫu thuật ít xâm lấn. Sau báo cáo về ca cắt thận nội soi qua phúc mạc đầu tiên của Clayman và cộng sự vào ngày 25 tháng 6 năm 1990, sự phát triển kỹ thuật tạo khoang sau phúc mạc bằng bóng của Gaur năm 1993 đã giúp gia tăng phẫu thuật cắt thận sau phúc mạc1. Phẫu thuật nội soi cắt thận ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở thành một sự lựa chọn ưu tiên của nhiều phẫu thuật viên trong chỉ định cắt thận. Phẫu thuật nội soi cắt thận có nhiều ưu điểm: ít sang chấn, cơ thành bụng không bị ảnh hưởng nhiều, hồi phục sức khoẻ nhanh, tỷ lệ tai biến trong mổ không cao hơn mổ mở, biến chứng sau mổ ít hơn2,3. Những tồn tại của phẫu thuật nội soi là: chỉ định còn chưa thống nhất, quá lạm dụng với một số phẫu thuật viên hoặc với một số phẫu thuật viên lại quá chặt chẽ, kết quả phẫu thuật còn nhiều khác biệt giữa các nghiên cứu. Dự báo tình trạng viêm dính quanh thận trong mổ và cách khắc phục trong mổ là vấn đề rất được quan tâm và đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu trên những bệnh lý như lao thận, viêm thận u hạt vàng. Những khó khăn, những tai biến trong mổ phần nào còn chưa phản ánh đúng trong các nghiên cứu đã công bố, nhất là những trường hợp viêm dính quanh thận. Một nghiên cứu của Rassweiler tại Đức ở 482 trường hợp được phẫu thuật cắt thận nội soi với tỷ lệ biến chứng 6%, thời gian phẫu thuật trung bình 188 phút và thời gian nằm viện là 5,4 ngày. Gupta báo cáo năm 2005 tại khoa của ông ở Ấn Độ đã thực hiện 351 ca phẫu thuật cắt thận nội soi sau phúc mạc so với 83 ca mổ mở, trong đó có thời gian mổ (98 phút với 70 phút), thể tích máu mất (65 ml so với 110 ml), tỷ lệ biến chứng (13,3% so với 25,3%), thời gian hồi phục (11 ngày so 28 ngày)4. Cũng tại Ấn Độ, năm 2000, Hemal nghiên cứu trên 185 trường hợp cắt thận nội soi sau phúc mạc do bệnh lý lành tính cho kết quả có 16,2% biến chứng nhẹ và 3,78% biến chứng nặng5. Ở Việt Nam, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, một số bệnh viện đã bước đầu thực hiện được kỹ thuật này. Từ năm 2003 - 2005, tại bệnh viện Bình Dân - thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự đã thực hiện cắt thận nội soi sau phúc mạc cho 24 trường hợp bị bệnh thận lành tính mất chức năng cho tỷ lệ thành công 96%6. Nhằm đạt được kết quả phẫu thuật nội soi cắt thận sau phúc mạc tốt hơn trong điều kiện thực tế hiện nay, đề tài: ‘‘Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng do bệnh lý lành tính tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 - 2020 được thực hiện với mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thận mất chức năng được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sau phúc mạc cắt thận mất chức năng tại Bệnh viện Bạch Mai. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Ngoại - Tiết niệu | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT THẬN MẤT CHỨC NĂNG DO BỆNH Lí LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0280.pdf Restricted Access | 2 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.