Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1419
Title: ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA CHỈ SỐ THUỐC VẬN MẠCH - CƯỜNG TIM (VIS) VỚI TèNH TRẠNG BỆNH NHÂN NHI SAU PHẪU THUẬT TIM TẠI BỆNH VIÊN TIM HÀ NỘI
Authors: VƯƠNG HOÀNG, DUNG
Advisor: NGUYỄN HỮU, TÚ
Keywords: Gây mê hồi sức
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ 6 - 8/1000 trẻ đẻ ra sống, khoảng 25% tổn thương tim bẩm sinh được cho là phức tạp và 1/3 trong số đó cần phải can thiệp trong giai đoạn tuổi thơ ấu. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim bẩm sinh chiếm 50% trong số tử vong do các dị tật bẩm sinh và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em1. Phương pháp điều trị triệt để chủ yếu của bệnh tim bẩm sinh là phẫu thuật tim mở. Ngày nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, phẫu thuật, trong gây mê hồi sức cũng như kỹ thuật chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và tử vong do mổ tim vẫn còn cao đặc biệt là biến chứng tim mạch 2,3,4. Khoảng 25% các bệnh nhi sau phẫu thuật tim bẩm sinh xuất hiện hội chứng cung lượng tim thấp do tình trạng suy chức năng co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim và rối loạn vận mạch4. Xử trí hội chứng cung lượng tim thấp chủ yếu bằng sử dụng thuốc vận mạch - cường tim nhằm ổn định huyết động giai đoạn ngay sau phẫu thuật. Cách thức sử dụng thuốc vận mạch - cường tim (số lượng thuốc, liều lượng thuốc) có giá trị tiên lượng tốt cho mức độ nặng và kết quả điều trị phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1995, lần đầu tiên Wernovsky và cộng sự sử dụng chỉ số thuốc tăng co bóp cơ tim (inotropic score - IS) cho nhóm bệnh nhân sơ sinh sau phẫu thuật chuyển gốc động mạch5. Nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số IS trong 48 giờ đầu là một yếu tố có giá trị trong tiên lượng tình trạng nặng. IS cao cũng liên quan tới nguy cơ thời gian thở máy, nằm hồi sức và thời gian để đạt được cân bằng dịch âm kéo dài. Tuy nhiên hạn chế của IS là không lượng giá được việc sử dụng các thuốc vận mạch như: Nitroprusside, Nitroglycerine, thuốc ức chế Phosphodiester và Vasopressin. Năm 2012, Davidson và cộng sự đã cải tiến chỉ số này bằng sử dụng thêm các thuốc vận mạch gọi là chỉ số thuốc vận mạch - cường tim (Vasoactive inotropic score - VIS)6. Gaies và cộng sự nghiên cứu giá trị tiên lượng sớm của chỉ VIS lên kết quả điều trị và biến chứng sau phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể7. Giá trị của chỉ số VIS như là một thước đo tiên lượng, thực sự là công cụ tốt giúp các bác sỹ lâm sàng cũng như trong các nghiên cứu nhằm tiên lượng kết quả điều trị sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa tim mạch tuyến cuối của cả nước, hàng năm Bệnh viện đã mổ tim mở cho 400 - 500 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh ở tất cả các lứa tuổi, với hầu hết các loại bệnh tim bẩm sinh từ đơn giản đến phức tạp. Tiên lượng được kết quả điều trị và tai biến có thể xảy ra giúp cho người thầy thuốc chủ động trong điều trị và phòng ngừa tai biến từ đó giúp cải thiện chất lượng điều trị, đồng thời việc giải thích tình trạng bệnh của bệnh nhân cho gia đình bệnh nhân cũng rõ ràng hơn. Ở Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu nào nghiên cứu về giá trị của chỉ số VIS với kết quả phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh trẻ em ở mọi lứa tuổi vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Đánh giá một số đặc điểm tuần hoàn và chỉ số thuốc vận mạch - cường tim (VIS) sau phẫu thuật tim ở trẻ em tại bệnh viện Tim Hà Nội. 2. Đánh giá liên quan của chỉ số thuốc vận mạch - cường tim (VIS) với một số tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật tim ở trẻ em tại bệnh viện Tim Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1419
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0277.pdf
  Restricted Access
2.21 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.