Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1413
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI THANH VỊ TÁN HỢP TỨ VẬT THANG TRấN BỆNH NHÂN VIấM NIấM MẠC MIỆNG DO HểA XẠ TRỊ UNG THƯ VềM MŨI HỌNG
Authors: NGUYỄN THỊ BÍCH, THẢO
Advisor: .NGUYỄN THỊ THU, HÀ
Keywords: Y học cổ truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư vòm mũi họng là sự biến đổi ác tính của lớp biểu mô phủ vòm mũi họng. Tại Việt Nam, ung thư vòm mũi họng đứng hàng thứ 7 trong các bệnh ung thư và là loại hay gặp nhất trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ. 1 Xạ trị là phương pháp chính trong điều trị ung thư vòm mũi họng. Sự phát triển của các kĩ thuật xạ trị cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ, đã và đang nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế độc tính xạ trị. Phương pháp hóa xạ trị cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân do hóa chất làm tăng nhạy cảm của xạ trị với tế bào ung thư nhưng cũng làm tăng mức độ độc tính. Độc tính của hóa xạ trị gồm độc tính cấp và độc tính mãn. Hóa xạ trị làm tăng mức độ độc tính cấp của xạ trị trên da, niêm mạc miệng, trên hệ tạo huyết. Độc tính cấp của hóa xạ trị là những độc tính xảy ra trong và sau HXT gồm viêm niêm mạc miệng, khô miệng, viêm da vùng tia, buồn nôn và nôn, giảm số lượng bạch cầu, giảm hemoglobin... Độc tính mạn của hóa xạ trị thường gặp là khô miệng, phù nề tổ chức dưới cằm, viêm tai giữa, tổn thương thần kinh trung ương.... 2 Viêm niêm mạc miệng là độc tính hay gặp và biểu hiện nặng nhất trong các độc tính cấp do hóa xạ trị. Viêm niêm mạc miệng được chia thành nhiều mức độ: mức độ nhẹ thì niêm mạc miệng viêm đỏ, đau ít đến viêm loét lan tỏa; ở mức độ nặng niêm mạc miệng viêm loét sâu kèm chảy máu hoặc hoại tử, bệnh nhân phải tạm dừng điều trị ung thư (UT) để điều trị viêm niêm mạc miệng (VNMM). 2,3 Bùi Vinh Quang (2012) nghiên cứu trên 98 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được hóa xạ trị bằng kỹ thuật IMRT có tỷ lệ viêm niêm mạc miệng độ 2 và độ 3 lần lượt là 53,6% và 39,2%.4 Lalya (2017) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân xạ trị ung thư vòm mũi họng bằng kĩ thuật VMAT thấy tỉ lệ viêm niêm mạc độ 2 là 40,7%, độ 3 là 3,7%.5 Y học hiện đại (YHHĐ) có một số phương pháp điều trị viêm niêm mạc miệng như áp đông lạnh niêm mạc miệng trước tia xạ 20 - 30 phút; súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch natribicarbonat không chứa cồn, dung dịch povidone iodine 1%; cấy ghép tế bào gốc và sử dụng yếu tố tăng trưởng tế bào sừng hóa. 2,3 Trung Quốc đã có một số nghiên cứu Y học cổ truyền (YHCT) điều trị ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư trong đó có ung thư vòm mũi họng, hiện chưa có nghiên cứu Y học cổ truyền về điều trị viêm niêm mạc miệng do hóa xạ trị ung thư vòm mũi họng. Việt Nam đã có nghiên cứu Y học cổ truyền về hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.. Hiện chưa có nghiên cứu Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư vòm mũi họng. Thanh vị tán là bài thuốc cổ phương trong sách Tỳ vị luận có tác dụng thanh vị, lương huyết điều trị các chứng tâm vị hỏa thịnh; Tứ vật thang là bài thuốc cổ phương trong sách Thái bình dân hòa tễ cục phương có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết nâng chính khí của cơ thể, được phối hợp theo nguyên tắc công bổ kiêm trị.6,7 Bài thuốc đã và đang được sử dụng điều trị chứng vị nhiệt trong các tài liệu giảng dạy Y học cổ truyền.8 Việc nghiên cứu tác dụng bài thuốc trong điều trị viêm niêm mạc miệng do hóa xạ trị ung thư vòm mũi họng chưa được thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả bài Thanh vị tán hợp Tứ vật thang trên bệnh nhân viêm niêm mạc miệng do hóa xạ trị ung thư vòm mũi họng” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị bài Thanh vị tán hợp Tứ vật thang trên bệnh nhân viêm niêm mạc miệng do hóa xạ trị UTVMH tại Bệnh viện K. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm niêm mạc miệng do hóa xạ trị UTVMH tại Bệnh viện K.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1413
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0271.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.