Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1409
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHÍ NITRIC OXIDE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH
Authors: TRỊNH THỊ THU, HÀ
Advisor: KHU THỊ KHÁNH, DUNG
Keywords: NHI - SƠ SINH
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Suy hô hấp cấp là một hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, là nguyên nhân lớn nhập viện tại các đơn vị hồi sức sơ sinh. Suy hô hấp sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra và gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung. Tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh (PPHN – Persistent pulmonary hypertension in the neonate) hay gọi tắt là tăng áp phổi sơ sinh (TAPSS) là một trong những nguyên nhân hay gặp ở trẻ sơ sinh gần đủ tháng (non tháng muộn), đủ tháng và già tháng, chiếm tỉ lệ khoảng gần 2/1000 trẻ sinh sống [1]. Đây là bệnh tiến triển nặng, xảy ra do tình trạng không thích nghi nguyên phát hoặc thứ phát của chuyển tiếp tuần hoàn bào thai bình thường xảy ra sau sinh. Bệnh đặc trưng là giảm nồng độ O2 máu do sự tăng cao sức cản mạch máu phổi, giảm dòng máu lên phổi gây shunt phải – trái qua ống động mạch và/hoặc qua lỗ bầu dục dẫn tới suy tim phải và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong của TAPSS khoảng 10 – 50%. Có tới 7 - 20% trẻ bị TAPSS sống để lại di chứng lâu dài như điếc, bệnh phổi mãn tính và xuất huyết não [2]. Các yếu tố bệnh lý gây ra tăng áp lực động mạch phổi thường gặp là hội chứng hít phân su, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng màng trong, ngạt, thoát vị hoành bẩm sinh [3],[4]. Điều trị tăng áp lực động mạch phổi sơ sinh có nhiều mức độ khác nhau bao gồm: hỗ trợ oxy, thông khí nhân tạo bằng thở máy, an thần, giảm đau, giãn cơ, điều chỉnh toan máu, dịch truyền và các thuốc vận mạch hỗ trợ tuần hoàn. Ngoài ra, các trường hợp suy hô hấp nặng do tăng áp lực động mạch phổi sẽ cần phải điều trị các biện pháp đặc biệt như surfactant, thuốc giãn mạch phổi prostacyclin, sử dụng khí nitric oxide (iNO – inhaled nitric oxide) qua máy thở hay oxy hóa máu màng ngoài cơ thể (extracorporeal membrane oxygenation – ECMO) [1],[2] Khí nitric oxide được Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận dùng chính thức năm 1999 để điều trị TAPSS. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy iNO góp phần đáng kể trong điều trị TAPSS giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ phải sử dụng ECMO [5] Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các phương tiện máy móc hồi sức, nhiều trẻ sơ sinh bị TAPSS đã được cứu sống tại khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh – bệnh viện Nhi Trung ương. Trong đó iNO đã bắt đầu được sử dụng từ những năm 2010 – 2011 đến nay, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của iNO trong điều trị TAPSS cũng như xác định các yếu tố liên quan đến điều trị iNO chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của khí nitric oxide và các yếu tố liên quan trong điều trị tăng áp lực động mạch phổi ở trẻ sơ sinh” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả của khí nitric oxide qua máy thở trong điều trị tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả sử dụng khí nitric oxide qua máy thở trong điều trị tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ sơ sinh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1409
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0267.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.