Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1407
Title: XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ KIỂU GEN PFGE CỦA CÁC CHỦNG TAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2017 - 2018
Authors: NGUYỄN, SÂM
Advisor: TRẦN HUY, HOÀNG
PHẠM HỒNG, NHUNG
Keywords: VI SINH Y HỌC
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hiện nay, kháng kháng sinh (KKS) của các vi khuẩn gây bệnh đã là vấn đề toàn cầu, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý bệnh viện và bác sỹ điều trị lâm sàng. Mức độ KKS ngày càng gia tăng tới độ khó kiểm soát, gây nhiều áp lực cho việc điều trị các ca bệnh nhiễm khuẩn.Vi khuẩn KKS không chỉ gặp ở các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực (ICU: intensive care unit). Các vi khuẩn KKS đã xuất hiện ở tất cả các khoa lâm sàng như: Hô hấp, Ngoại hậu phẫu, Tim mạch, Nội tiết, Thần kinh, Khoa Thận tiết niệu và Cơ xương khớp...Các bệnh nhân nhiễm trùng vi khuẩn KKS diễn biến lâm sàng thường nặng, rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao [1],[2],[76]. Staphylococcus aureus (S. aureus) loài vi khuẩn được biết đến từ rất sớm trong lịch sử nghiên cứu vi sinh bởi nhiều nhà khoa học hàng đầu Thế Giới từng nghiên cứu. Do S. aureus đa dạng về kiểu cư trú, rất phức tạp về yếu tố độc lực và khả năng gây bệnh [4],[6],[7]. Tỷ lệ S. aureus MRSA (+) tại các bệnh viện hiện nay đã 40- 70%, ngoài ra vi khuẩn này cũng đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh điều trị như: Gentamycine, Sulfamide, Quinolone, Clindamycin, Erythromycin, Tetracylin... [1],[8],[14],[72]. Các chủng S. aureus gây nhiễm khuẩn tại bệnh viện gặp ở hầu hết các loại mẫu bệnh phẩm lâm sàng như: Máu, mủ vết thương, các loại dịch cơ thể, nước tiểu, Catheter tĩnh mạch... S. aureus có tỷ lệ phân lập tập trung cao ở các khoa Thận tiết niệu, Cơ xương khớp, Cấp cứu, Chống độc, Nhi, Truyền Nhiễm, Hô hấp và Tim mạch..., những nơi cần phải sử dụng nhiều thủ thuật can thiệp trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân [8],[71]. Để nâng cao hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn căn nguyên S. aureus, ngoài việc xác định mức độ nhạy cảm KS thì việc tìm ra nguồn gốc phát sinh chủng thông qua phân tích kiểu gen của các chủng S. aureus phân lập được, nhằm có biện pháp theo dõi, phòng ngừa và kiểm soát là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam trong những năm gần đây các nghiên cứu về vi khuẩn Gram (+) và S. aureus không nhiều. Nghiên cứu xác độ nồng độ MIC với Vancomycin (P.T Thường 2014) [16], nghiên cứu dịch tễ học phân tử các chủng S. aureus sinh MRSA của (N.T Sơn 2015) [51], nghiên cứu đa dạng di truyền các chủng S. aureus từ nhân viên ở các bếp ăn tập thể tại Hà Nội của (N.T Giang 2016)[9], nghiên cứu kiểu cư trú và một số gen độc tố ruột S. aureus từ tay mũi nhân viên bếp ăn của (L.K Trâm 2013) [12],...Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu mô tả S. aureus ở cộng đồng và chưa có nhiều nghiên cứu ở bệnh viện. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về mức độ nhạy cảm KS đồng thời mô tả kiểu gen PFGE của các chủng S. aureus phân lập tại Bệnh viên Bạch Mai cũng như ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu mức độ nhạy cảm KS và mô tả kiểu gen PFGE của các chủng S. aureus phân lập tại Khoa Thận tiết niệu. Nơi có tỷ lệ phân lập được các chủng S. aureus cao nhất tại Bệnh viện Bạch Mai trong nhiều năm liền, sẽ thực sự có ý nghĩa cho lựa chọn kháng sinh điều trị và kiểm soát KKS, cũng như nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn này gây nên. Với phương pháp PFGE (PFGE: pulsed field gel electrophoresis- điện trường xung) đã được nhiều tác giả sử dụng để phân tích đánh giá sự đa dạng di truyền của các vi khuẩn trong đó có S. aureus. Tác giả I. Montesinos và cộng sự cho thấy PFGE là phương pháp hữu hiệu hơn trong phân tích mối quan hệ loài và dưới loài. Theo Christiane Schlichting và CS khi phân tích S. aureus bằng phương pháp PFGE, Zynotyping, Capsulartyping và Phase typing cho thấy phương pháp PFGE có kết quả vượt trội hơn các phương pháp khác. PFGE sẽ giúp nhận dạng chủng và diễn giải mối qua hệ loài giữa các chủng S. aureus [5],[10],[11],[15]. Ở trên Thế Giới và Việt Nam phương pháp PFGE đã được các tác giả dùng trong điều tra dịch tễ học phân tử của các chủng S. aureus, S. enteritidis và K. pneumoniae ở cộng đồng [9],[11],[15]. Mặt khác, mức độ nhạy cảm KS của các vi khuẩn và S. aureus đều luôn luôn thay đổi theo thời gian và vùng địa lý. Vì vậy, tìm cách kiểm soát sự gia tăng KKS của các vi khuẩn vẫn luôn phải ưu tiên đặt lên hàng đầu [58]. Xuất phát từ các thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh và kiểu gen PFGE của các chủng Staphylococcus aureus phân lập tại khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai 2017 - 2018” Với 2 mục tiêu chính: 1. Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng S. aureus phân lập tại khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai 2017- 2018. 2. Xác định kiểu gen PFGE của các chủng S. aureus phân lập được tại khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai 2017- 2018.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1407
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0265.pdf
  Restricted Access
2.51 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.