Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1406
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN MUỘN BẰNG PHÁC ĐỒ XELOX TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: TRẦN MAI, PHƯƠNG
Advisor: Lê Văn, QUẢNG
Keywords: Ung thư
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong số các bệnh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo ghi nhận của GLOBOCAN 2018, UTDD đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc với 1.033.701 ca mắc mới; trong đó 70% trường hợp mắc mới ở các nước đang phát triển1. Tỷ lệ tử vong do UTDD đứng thứ 3 với 782.685 trường hợp tử vong, chiếm 8,2% các trường hợp tử vong do ung thư1. Cũng theo ghi nhận này, tại Việt Nam, UTDD đứng hàng thứ 4 về tỉ lệ mắc và đứng hàng thứ 3 về tỉ lệ tử vong. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ thay đổi trong các nghiên cứu, từ 2:1 đến 4:11. Phần lớn bệnh nhân nằm trong độ tuổi 50-70 tuổi. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán nhưng ngoại trừ những nước có chương trình sàng lọc cấp quốc gia như Nhật Bản, còn lại tại hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, UTDD thường được phát hiện muộn khi tổn thương đã xâm lấn, lan rộng bởi triệu chứng của UTDD ở giai đoạn sớm thường mơ hồ, không điển hình, không đặc hiệu, dễ nhầm với các bệnh lành tính của dạ dày. Tại Trung Quốc, thống kê cho thấy có đến 40% trường hợp UTDD mới được chẩn đoán hàng năm là UTDD giai đoạn muộn và tiên lượng xấu hơn rất nhiều so với các bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm2. Tại Việt Nam, 3/4 số bệnh nhân mới được chẩn đoán xác định UTDD là ở giai đoạn muộn, chỉ 1/4 còn lại là còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Ung thư dạ dày giai đoạn muộn là những trường hợp có di căn xa hoặc tái phát hoặc bệnh tiến triển tại vùng không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Với UTDD giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn, hóa trị toàn thân đã trở thành điều trị tiêu chuẩn. Mục tiêu điều trị là kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. Hóa trị nền tảng là nhóm Platinum hoặc Fluoropyrimidine kết hợp với một thuốc nhóm Anthracycline hay Taxane cho thấy hiệu quả trong cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng cuộc sống so với chăm sóc giảm nhẹ đơn thuần. Hiện nay, với sự ra đời của các thuốc mới có tỷ lệ đáp ứng cao, điều trị UTDD giai đoạn muộn có thêm nhiều lựa chọn với nhiều phác đồ phối hợp hiệu quả. Hóa trị bước đầu tiêu chuẩn bao gồm phác đồ hai hoặc ba thuốc với việc bổ sung trastuzumab ở bệnh nhân dương tính với HER2. Trong đó, phác đồ 2 thuốc được yêu thích sử dụng hơn phác đồ 3 thuốc do độc tính thấp hơn. Theo NCCN 2019, sự kết hợp giữa nhóm platin và fluoropyrimidin, trong đó có phác đồ oxaliplatin – capecitabin (XELOX) là lựa chọn ưu tiên cho điều trị bước đầu UTDD giai đoạn muộn3. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả cũng như tính an toàn của phác đồ XELOX. Tại Bệnh viện K, phác đồ này đã được sử dụng khá thường xuyên và đã có một vài nghiên cứu nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả sống thêm của phác đồ trong điều trị UTDD giai đoạn muộn. Từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn bằng phác đồ XELOX tại bệnh viện K” nhằm hai mục tiêu như sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn bằng phác đồ XELOX. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1406
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0264.pdf
  Restricted Access
2.28 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.