Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1403
Title: NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẬN GHÉP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THẬN GHÉP TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: ĐINH THỊ THU, PHƯƠNG
Advisor: Đặng Thị Việt, Hà
Keywords: Nội – Thận tiết niệu
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số bệnh nhân (BN) bị bệnh thận mạn tính (chronic kidney disease – CKD) nói chung cũng như bệnh thận mạn giai đoạn cuối (end – stage renal disease - ESRD) nói riêng ngày càng gia tăng. Bệnh thận mạn tính là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người bệnh. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản thì số BN ESRD cần phải điều trị thay thế mỗi năm tăng thêm 7,6%. Các nhà khoa học Hoa Kỳ ước tính số bệnh nhân ESRD tăng từ 453.000 (2003) lên đến 651.000 (2010) [1], [2]. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Võ Tam Huế (2004) có khoảng 72.000 người mắc ESRD [3]. Có hai phương pháp điều trị thay thế thận cho những BN bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối là lọc máu ngoài thận (gồm thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng) và ghép thận. Cho đến nay, ghép thận vẫn là phương pháp điều trị thay thế thận tốt nhất bởi đây là phương pháp duy nhất có thể thay thế cả chức năng nội tiết và ngoại tiết của thận, tránh được các biến chứng của quá trình thận nhân tạo chu kỳ hoặc lọc màng bụng kéo dài, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của BN. Mặt khác, về lâu dài chi phí cho ghép thận thấp hơn so với các biện pháp còn lại. Bởi vậy, đây thực sự là một lựa chọn ưu việt hiến các BN bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối [4]. Chức năng tạng ghép và các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng tạng ghép luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực ghép tạng nói chung và trong lĩnh vực ghép thận nói riêng. Sau ghép, thận hồi phục cả chức năng nội tiết và ngoại tiết. Khosroshahi H.T (2007) trong 1 nghiên cứu tiến cứu ghi nhận lượng nước tiểu thay đổi đáng kể và sớm sau ghép thận, sự thay đổi lượng nước tiểu tương quan thuận với creatinin huyết thanh trong tháng đầu tiên [5]. Tuy nhiên sau ghép cũng có rất nhiều những yếu tố xuất hiện có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới chức năng thận ghép như protein niệu. Protein niệu là phổ biến sau ghép thận và thông thường mức protein trong nước tiểu là dưới 500 mg/ngày [6], đái tháo đường mới xuất hiện cũng là một biến chứng thường gặp với tỷ lệ 9,1% - 16% [7]. Mặt khác do BN phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài nên cũng có thể gặp 1 số biến chứng nhiễm trùng. Giakuostidis D và cộng sự trong 1 nghiên cứu 10 năm trên 592 BN được ghép thận thấy tỷ lệ lây nhiễm CMV là 12,8% [8]… Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố trước và sau ghép tới chức năng thận ghép như: Bùi Văn Mạnh và cộng sự (2015) trên 1 phân tích hồi cứu ở 190 BN được ghép thận thấy giá trị trung bình creatinin máu sau ghép 6 tháng chưa có sự khác biệt ở những cặp ghép với mức độ hòa hợp HLA (Human Leukocyte Antigen) khác nhau [9]. Năm 2001, Roodnat J.I và cộng sự nghiên cứu trên 722 BN ghép thận còn sống sót với mảnh ghép hoạt động ít nhất 1 năm thấy protein niệu sau ghép thận làm tăng cả nguy cơ thất bại ghép và nguy cơ tử vong [10]. Tại Bệnh viện Bạch Mai ghép thận từ người hiến sống đã được triển khai từ năm 2005 và tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 300 cặp ghép thành công. Để tiếp tục tìm hiểu chức năng thận ghép cũng như một số yếu tố trước và sau ghép ảnh hưởng như thế nào tới chức năng thận ghép chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu chức năng thận ghép và một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận ghép từ người hiến sống tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá chức năng thận ghép từ người hiến sống tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chức năng thận ghép ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1403
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0261.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.