Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1389
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. GS.TS. NGUYỄN QUANG, TUẤN-
dc.contributor.advisor2. TS. NGUYỄN QUỐC, THÁI-
dc.contributor.authorNGUYỄN VĂN, NGỌC-
dc.date.accessioned2021-11-05T03:54:13Z-
dc.date.available2021-11-05T03:54:13Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1389-
dc.description.abstractBệnh mạch vành, đặc biệt nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ và các nước Châu Âu, đang có xu hướng ngày càng tăng lên ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012 ước tính có khoảng 56 triệu người chết trên toàn thế giới, trong đó có đến 17,5 triệu người chết về bệnh tim mạch (chiếm 32,3% tử vong chung). Trong số này có 7,4 triệu người chết vì bệnh lý mạch vành (chiếm 13,2% tử vong chung). Kể từ khi được tiến hành lần đầu tiên bởi Andreas Gruntzig vào năm 1977, can thiệp mạch vành qua da đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Trải qua hàng chục năm, thủ thuật này đã phát triển từ kĩ thuật tạo hình mạch bằng nong bóng có chọn lọc ở một số trung tâm chuyên biệt, cho đến nay đã có mặt rộng rãi với các kĩ thuật đặt stent ở các trung tâm can thiệp cấp cứu. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thuốc và kinh nghiệm của đội ngũ can thiệp, các nguy cơ có liên quan đến thủ thuật ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, kĩ thuật này vẫn còn liên quan nhất định đến tỷ lệ tổn thương thận cấp (AKI) do bắt buộc phải dùng đến thuốc cản quang. Điều này làm tăng gánh nặng bệnh tật, thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị. Tại Mỹ, Thomas T.Tsai và cộng sự đã lấy dữ liệu từ 947 012 bệnh nhân PCI tại 1253 địa điểm tham gia Cơ quan Đăng ký Dữ liệu Tim mạch Quốc gia NCDR Cath/PCI trong khoảng thời gian từ 6/2009 đến 7/2011 để phát triển mô hình nghiên cứu, với 70% được gán ngẫu nhiên cho nghiên cứu thuần tập tiến cứu và 30% cho thuần tập hồi cứu. AKI xảy ra với tỉ lệ 7,33% trong cả 2 mẫu nghiên cứu này còn tổn thương thận cấp tính cần lọc máu (AKI-D) xảy ra với tỉ lệ 0.30 % và 0.32% trong nhóm tiến cứu và hồi cứu tương ứng1. Tại Nhật Bản, Inohara và cộng sự đã áp dụng mô hình dự đoán NCDR cho 11.041 bệnh nhân liên tiếp trong sổ đăng ký PCI đa trung tâm của Nhật Bản. Kết quả là AKI và AKI-D xảy ra ở 10,5% và 1,5% số bệnh nhân2. Câu hỏi đặt ra là: thang điểm được xây dựng trên những quần thể khác nhau, với đặc điểm dịch tễ học khác nhau, liệu có còn phù hợp khi áp dụng vào việc tiên lượng cho quần thể người Việt Nam? Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu giá trị thang điểm NCDR-AKI trong tiên lượng tổn thương thận cấp sau can thiệp động mạch vành qua da ” nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định thang điểm NCDR-AKI trên bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da. 2. Đánh giá khả năng tiên lượng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tổn thương thận cấp sau can thiệp động mạch vành qua da của thang điểm NCDR-AKI.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectTim mạchvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleTÌM HIỂU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM NCDR-AKI TRONG TIÊN LƯỢNG TỔN THƯƠNG THẬN CẤP SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0287.pdf
  Restricted Access
1.34 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.