Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1387
Title: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM 2019 - 2020
Authors: TRỊNH VĂN, LÂM
Advisor: Lê Minh, Giang
Keywords: Quản lý Y tế
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh đái tháo đường ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới IDF , năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người trong độ tuổi 20 - 79) bị bệnh đái tháo đường ĐTĐ , tương đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu người, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 ĐTĐ2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Tuy nhiên, trên thực tế, có tới 70% trường hợp ĐTĐ2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực3. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh, báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe4. Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa là bệnh viện Hạng II tuyến huyện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho 614.500 dân trong thành phố và các địa bàn lân cận. Hằng năm, bệnh viện quản lý và điều trị cho khoảng 3.00 bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ. Số lượng người bệnh được phát hiện ĐTĐ2 và đăng ký điều trị tại bệnh viện có xu hướng gia tăng. Việc quản lý điều trị ĐTĐ2 tại bệnh viện là nhu cầu cần thiết và đáp ứng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người bệnh. Từ năm 2010, Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa tổ chức khám phát hiện và quản lý theo dõi, cấp thuốc điều trị bệnh ĐTĐ2 cho bệnh nhân trong Thành phố. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng về công tác quản lý điều trị cho người bệnh ĐTĐ2 tại bệnh viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa năm 2019 - 2020” với 02 mục tiêu: 1. Mô tả kết quả 12 tháng theo dõi quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) vào điều trị lần đầu năm 2019 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa. 2. Mô tả một số thách thức của bệnh nhân tham gia điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ2 tại bệnh viện trong giai đoạn 2019 - 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1387
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0250.pdf
  Restricted Access
2.8 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.