Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1385
Title: XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2020
Authors: TRỊNH VĂN, TÂM
Advisor: Nguyễn Văn, HIẾN
Keywords: Quản lý Y tế
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi. Trên lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL) là một vấn đề lớn của y học mang tính toàn cầu. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), TVĐĐ CSTL chiếm tỷ lệ khoảng 63% đến 73% nguyên nhân gây đau CSTL2. Bệnh TVĐĐ CSTL nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề cho người bệnh như: Rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp, loét do đè ép.. .làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh 3. Ngày nay, nhờ có phương tiện chẩn đoán như chụp X quang, điện cơ đồ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.. .và sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau tác dụng mạnh, những tiến bộ về kỹ thuật phẫu thuật đĩa đệm và phục hồi chức năng. cùng với sự hiểu biết về bệnh ngày càng rõ hơn, dẫn đến việc điều trị bệnh TVĐĐ CSTL ngày càng hiệu quả hơn4. Về điều trị TVĐĐ CSTL, y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau: Điều trị bảo tồn (bằng xoa bóp bấm huyệt; vật lý trị liệu PHCN), điều trị can thiệp tối thiểu và phẫu thuật điều trị5. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu, nhưng phương pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh6. Ngành phục hồi chức năng cũng có nhiều phương pháp trong điều trị TVĐĐ CSTL với các phương pháp như: Dùng nhiệt, điện phân, điện xung, kéo giãn CSTL và các bài tập phục hồi chức năng là phương pháp điều trị giải quyết được một phần bệnh sinh của TVĐĐ nó làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi TVĐĐ7. Theo quan điểm của Y học cổ truyền (YHCT), TVĐĐ CSTL được miêu tả trong phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh: yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong ... Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để điều trị như: Châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang sắc uống8,9. Xoa bóp bấm huyệt và châm cứu là những phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất của YHCT, được áp dụng từ lâu, ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt được hiệu quả cao trong điều trị TVĐĐ CSTL10. Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tốt với đau CSTL, không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động cột sống, dễ áp dụng, không gây hại cho người bệnh10. Tuy nhiên quy trình điều trị TVĐĐ CSTS, trong đó có xoa bóp bấm huyệt nên thực hiện theo quy trình như thế nào cho thống nhất tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá để có thể đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh? Nếu xây dựng và thực hiện một quy trình quản lý điều trị người bệnh TVĐĐ CSTL thì kết quả đạt được ra sao? Để trả lời cho các câu hỏi này và góp phần tăng thêm những lựa chọn điều trị cho người bệnh TVĐĐ CSTL, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Xây dựng quy trình quản lý điều trị người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đánh giá kết quả thực hiện quy trình tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xây dựng quy trình quản lý điều trị người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020. 2. Đánh giá kết quả bước đầu thực hiện quy trình quản lý điều trị người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1385
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0248.pdf
  Restricted Access
2.72 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.