Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1382
Title: NUÔI CẤY HOẠT HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO NK TÁCH TỪ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
Authors: TRẦN MAI, LINH
Advisor: GS.TS. TẠ THÀNH, VĂN
Keywords: Hóa sinh;8720101
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên thế giới. Theo ghi nhận của Globocan năm 2018, số ca mới mắc ung thư phổi trên toàn thế giới là 2,1 triệu ca, chiếm 11,6% tổng số ca mắc do ung thư; số ca tử vong do ung thư phổi là 1,76 triệu ca, chiếm 8,4% tổng số ca tử vong do ung thư.1 Tại Mỹ, nước có hệ thống y tế hiện đại và phát triển, theo ACS ước tính năm 2019 sẽ có 234030 ca mắc mới, chiếm 13% tổng số ca mắc do ung thư; 142670 ca tử vong; tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 2008-2014 còn thấp, là 19%.2 Tại Việt Nam, theo Globocan năm 2018, tỷ lệ mắc mới ung thư phổi xếp thứ hai đối với nam giới (chiếm 18,4%, sau ung thư gan) và xếp thứ ba đối với nữ giới (chiếm 9,4%, sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng), có 164671 ca mắc mới ung thư phổi và 114871 người tử vong vì căn bệnh này.3 Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa xạ trị, việc phát triển phương pháp điều trị mới cũng như phối hợp các phương pháp với nhau để cải thiện chất lượng sống, thời gian sống thêm toàn thể với bệnh nhân ung thư phổi là điều hết sức có ý nghĩa. Hiện nay trên thế giới, liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân được phát triển để điều trị nhiều loại ung thư đã cho những kết quả ban đầu hứa hẹn.4–6 Tế bào diệt tự nhiên NK (natural killer cell), lần đầu tiên được mô tả vào những năm đầu thập kỷ 70, là tế bào dạng lympho hạt lớn, bên trong hạt chứa perforin và granzym, diệt tế bào đích khi tế bào đích giảm hoặc không biểu hiện phức hợp hòa hợp mô MHC-I. Điều này là lợi thế của tế bào NK so với tế bào T, do đó hấp dẫn các nghiên cứu trên thế giới về phát triển liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK để điều trị nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi. Nhưng sự khó khăn trong việc phát triển phương pháp nuôi cấy hoạt hóa, tăng sinh tế bào NK đã làm chậm quá trình phát triển các thử nghiệm lâm sàng pha I truyền tế bào NK cho bệnh nhân ung thư.4-6 Từ năm 2017, trường Đại học Y Hà Nội đã thiết lập được quy trình tách, nuôi cấy hoạt hóa, biệt hóa và tăng sinh tạo khối tế bào miễn dịch tự thân T-CD8 và đã được Bộ Y Tế cho ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân T-CD8 điều trị thử nghiệm trên lâm sàng năm loại ung thư sau: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.7 Việc triển khai đề tài “Nghiên cứu sử dụng tế bào miễn dịch tự thân gamma delta (ɣδT) và diệt tự nhiên (NK) trong điều trị ung thư phổi” tại trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Bệnh viện K Trung ương là thiết thực và cung cấp thêm một liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư nước ta. Với liệu pháp này, bệnh nhân chỉ cần đến cơ sở lấy một lượng máu nhất định, sau đó trở về nhà rồi quay lại cơ sở để truyền tế bào miễn dịch đã được nuôi cấy hoạt hóa, biệt hóa và tăng sinh sau 3 tuần. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào việc tối ưu hóa môi trường nuôi cấy tế bào miễn dịch, thúc đẩy sự biệt hóa và nhân lên của tế bào, đồng thời giữ được thẩm quyền miễn dịch, di chuyển tới vị trí và thâm nhập được vào tổ chức khối u. Vì vậy, để thực hiện bước đầu tiên tìm hiểu về liệu pháp sử dụng tế bào diệt tự nhiên NK trong điều trị ung thư phổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nuôi cấy hoạt hóa và đánh giá tính đáp ứng miễn dịch của tế bào NK tách từ bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, với 2 mục tiêu sau: 1. Áp dụng quy trình phân lập và nuôi cấy hoạt hóa, tăng sinh tế bào NK tách từ bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. 2. Bước đầu đánh giá tính đáp ứng miễn dịch của quần thể tế bào miễn dịch tách từ bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1382
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0283.pdf
  Restricted Access
2.03 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.