Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1378
Title: NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT TRẺ EM
Authors: TRẦN THỊ THÙY, TRANG
Advisor: PGS.TS. Trần Lan, Anh
Keywords: Da liễu;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Mày đay là một phản ứng dị ứng của mao mạch với nhiều dị nguyên nội sinh hoặc ngoại sinh khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Biểu hiện lâm sàng là các sẩn phù xuất hiện đột ngột nhanh, mất đi nhanh, ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thậm chí cả ở vùng thanh quản gây khó thở; ngứa nhiều, đôi khi có sốt và rất hay tái phát. Bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau và có cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của chất hoá học trung gian histamin. Mày đay mạn tính được xác định khi có sự xuất hiện của sẩn phù kéo dài ít nhất 6 tuần. Bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới. Việc chẩn đoán mày đay tương đối dễ do chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên việc tìm ra căn nguyên, điều trị và theo dõi bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Nếu tiến triển kéo dài, mày đay có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vitamin D được biết đến như là một hormon đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối khoáng và duy trì tính chắc, khỏe của xương. Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D còn có tác dụng điều hòa trên hệ thống miễn dịch và nồng độ vitamin D thay đổi trong một số bệnh dị ứng-miễn dịch. Nghiên cứu của Rasool và cộng sự cho thấy nồng độ vitamin D huyết thanh thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm mày đay mạn tính người lớn, đồng thời việc phối hợp vitamin D với kháng histamin và corticoid làm cải thiện đáng kể tình trạng mày đay mạn1. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Ngọc đã báo cáo về mối liên quan giữa giảm nồng độ vitamin D với mức độ bệnh nặng của mày đay mạn trên đối tượng người lớn. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm bệnh nặng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhẹ- trung bình2. Nhằm tìm hiểu vai trò của vitamin D trong các bệnh dị ứng miễn dịch ở trẻ em, Bener và cộng sự nghiên cứu trên 483 trẻ bị hen thấy rằng 68,1% trẻ có thiếu hụt vitamin D và nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm trẻ bị hen thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm trẻ khỏe mạnh3. Đối với bệnh viêm da cơ địa, Peroni và cộng sự nhận thấy nồng độ 25(OH)D cao hơn ở nhóm bệnh nhi bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ so với nhóm mức độ vừa hoặc nặng4. Năm 2016, B. Ozdermi và cộng sự công bố nghiên cứu về sự giảm nồng độ 25(OH)D ở nhóm trẻ bị mày đay cấp so với nhóm chứng5. Tuy nhiên vai trò của vitamin D trong bệnh mày đay mạn ở trẻ em mới chỉ được đề cập đến trong một vài nghiên cứu nhỏ với kết quả chưa thực sự rõ ràng6. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin D và bệnh mày đay mạn tính ở trẻ em, việc bổ sung vitamin D trong bệnh mày đay mạn tính cũng ít được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nồng độ vitamin D huyết thanh và mối liên quan với bệnh mày đay mạn tính tự phát trẻ em” với 2 mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh mày đay mạn ở trẻ em. 2. Xác định nồng độ vitamin D (25(OH)D) trong huyết thanh bệnh nhân bị mày đay mạn tính tự phát trẻ em và mối liên quan với lâm sàng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1378
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0280.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.