Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1374
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY SAU PHẪU THUẬT NỐI GÂN GẤP THEO PHÁC ĐỒ VẬN ĐỘNG SỚM CỦA KLEINERT VÀ DURAN
Authors: PHẠM THỊ, DUYÊN
Advisor: PGS. TS. Phạm Văn, Minh
Keywords: Phục hồi chức năng;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, là trung tâm của các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, trong các ngành nghề và thể thao. Với vai trò nổi bật như vậy nên bàn tay rất dễ bị chấn thương. Ngày nay, xã hội chúng ta đã thay đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội dựa trên dịch vụ, sức lao động của con người được giảm đi đáng kể nhưng đáng ngạc nhiên là tỷ lệ chấn thương bàn tay lại không giảm, có lẽ là do sự gia tăng các hoạt động cá nhân, như thể thao và tự làm việc1. Dựa trên 50.272 người bị thương, Angermann P và Lohmann M cho thấy 28,6% bệnh nhân được điều trị cấp cứu là do chấn thương bàn tay, nguy cơ 3,7 vết thương ở 100.000 cá nhân của dân số Đan Mạch. Trung bình, chấn thương bàn tay chiếm 14% đến 30% của tất cả các bệnh nhân được điều trị cấp cứu2. Trong các gân, các gân gấp rất quan trọng đối với chức năng bình thường của bàn tay. Tổn thương những đường gân này có thể dẫn đến hạn chế gấp các ngón tay, và mất chức năng bàn tay sau đó. Các kỹ thuật phẫu thuật dùng để sửa chữa các gân, dây chằng đã được cải thiện trong vài thập kỷ qua, cũng như có các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật3. Các nghiên cứu về phục hồi chức năng sau nối gân đã chứng minh vận động sớm và đúng cách sẽ tạo sự căng giãn đúng mức trên gân cơ, giúp ngăn ngừa sự dính gân và đứt gân thứ phát4. Tuy nhiên phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân gấp bàn tay vẫn còn nhiều thách thức và đòi hỏi các chuyên gia giàu kinh nghiệm và có sự phối hợp của các chuyên ngành5. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc quản lý hậu phẫu nối gân gấp bàn tay nhưng vận động '' thụ động kết hợp chủ động '' sớm -một phác đồ điều trị sau phẫu thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu về vận động sớm- đã được chứng minh là mang lại những tác động có lợi của vận động đối với quá trình lành gân. Kể từ khi phác đồ vận động thụ động đầu tiên được mô tả, đã có nhiều phác đồ cải biên được xây dựng và “gấp thụ động, duỗi chủ động” như trong các phác đồ loại Kleiner và Duran đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi của các bác sỹ phẫu thật tay6. Tại Việt Nam vết thương bàn tay cũng như đứt gân gấp là loại tổn thương phổ biến, thường gặp trong cấp cứu chấn thương chỉnh hình7. Phác đồ điều trị chung cho bệnh nhân là phẫu thuật nối gân sau đó là phục hồi chức năng. Mặc dù chưa có phác đồ phục hồi chức năng nào được chứng minh là tối ưu nhất ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật nên bệnh nhân có thể được hướng dẫn tập theo các phác đồ khác nhau, tuy nhiên phác đồ vận động sớm theo Kleinert và Duran cải biên vẫn được áp dụng rộng rãi nhất trong khi kết quả của phác đồ này hiện vẫn còn ít được đi sâu nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bàn tay sau phẫu thuật nối gân gấp theo phác đồ vận động sớm của Kleinert và Duran” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm tổn thương gân gấp bàn tay. 2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bàn tay sau phẫu thuật nối gân gấp theo phác đồ vận động sớm của Kleinert và Duran.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1374
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0276.pdf
  Restricted Access
3.03 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.