Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1365
Title: XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN TRÊN EXON 8, 10 CỦA GEN CDH1 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY LAN TỎA DI TRUYỀN
Authors: HÁN MINH, THỦY
Advisor: PGS.TS. Phạm Thiện, Ngọc
Keywords: Hóa sinh;8720101
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư dạ dày (UTDD) là căn bệnh ác tính đứng hàng thứ năm và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới.1 Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính vào năm 2018 có hơn một triệu trường hợp mới mắc và 782.685 ca tử vong do UTDD. Khu vực Đông Á thuộc khu vực có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới (23,0/ 100.000 nam giới và 9,4/ 100.000 phụ nữ).2 Việt Nam cũng nằm trong số các nước có tỷ lệ mắc UTDD cao, với tỷ lệ mắc UTDD ở nam là 23,3/100.000 và 10,2/100.000 ở nữ.3 UTDD là một bệnh đa dạng, không đồng nhất về hình thái trong đó ung thư biểu mô tuyến chiếm gần 90% các trường hợp.4 Dựa trên phân loại của Lauren ung thư biểu mô tuyến gồm 2 phân nhóm chính là UTDD thể ruột (IGC) chiếm 60% các trường hợp và UTDD thể lan tỏa (DGC) chiếm khoảng 30% .Mặc dù có tỷ lệ thấp hơn, DGC được đặc trưng bởi tuổi khởi phát sớm, sự biệt hóa kém, tiến triển bệnh nhanh, tỉ lệ di căn cao do mất khả năng kết dính giữa các tế bào.5 Hơn nữa, ngược lại với sự tăng cường biểu hiện HER2 được điều trị đích hiệu quả bằng Trastuzumab trong thể ruột, các khối u thể lan tỏa rất kém biểu hiện thụ thể này.6,7 Vì vậy, tiên lượng UTDD thể lan tỏa hiện nay vẫn còn xấu, đặc biệt ở những bệnh nhân UTDD lan tỏa tiến triển. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy đột biến gen CDH1 là một yếu tố tiên lượng xấu trong UTDD thể lan tỏa.7,8,9 Gen CDH1 nằm trên nhánh dài NST 16, được coi là một gen ức chế khối u liên quan đến sự khởi đầu và tiến triển của UTDD thể lan tỏa và UTDD lan tỏa di truyền (HDGC).10 CDH1 được ghi nhận là 1 trong các gen có tần suất đột biến cao trong UTDD lan tỏa.7,11 Tần số đột biến gen CDH1 có thể thay đổi từ 3% đến 50% ở những người mắc UTDD thể lan tỏa.12 Mặt khác, UTDD lan tỏa di truyền là hội chứng gây nên bởi đột biến gen trội, tuy nhiên không phải cá nhân nào mang gen bệnh cũng tiến triển thành ung thư, điều này phụ thuộc vào tính thấm của gen và tương tác của kiểu gen với môi trường. Dựa trên mô hình của Knudson về sự bất hoạt gen ức chế khối u, ung thư sẽ phát triển khi có thêm 1 cơ chế thứ 2 làm bất hoạt cả 2 alen của gen CDH1.13 Đột biến soma gen CDH1 được cho là 1 trong các cơ chế phân tử thứ 2 như vậy.14,11 CDH1 mã hóa cho protein xuyên màng E-cadherin, là phân tử kết dính tế bào phụ thuộc canxi đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập cấu trúc biểu mô, duy trì sự phân cực và biệt hóa tế bào. Đột biến gen làm rối loạn chức năng của E-cadherin, tăng sự di động tế bào, tăng xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.15 Một số tác giả thấy rằng vùng mã hóa cho miền ngoại bào, nơi đảm nhận chức năng liên kết canxi là vùng đột biến thường xuất hiện trên gen, nằm từ exon 7 đến exon 10.16,17,18,19 Do đó, việc xác định đột biến gen CDH1 với mục đích xây dựng dữ liệu gen cho bệnh nhân UTDD thể lan tỏa di truyền là rất cần thiết trong việc quản lý, theo dõi, và tiên lượng bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đột biến gen CDH1 trên bệnh nhân UTDD lan tỏa, ngược lại, ở Việt Nam, hiện tại nghiên cứu về đột biến gen CDH1 còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định đột biến trên exon 8, 10 của gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa di truyền” với 2 mục tiêu chính: 1. Xác định đột biến trên exon 8,10 của gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa di truyền. 2. Khảo sát mối liên quan của đột biến exon 8,10 gen CDH1 với một số yếu tố nguy cơ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1365
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0271.pdf
  Restricted Access
2.72 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.