Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1363
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN ĐỨC, TIẾN-
dc.contributor.authorBÙI DANH, ÁNH-
dc.date.accessioned2021-11-04T08:21:36Z-
dc.date.available2021-11-04T08:21:36Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1363-
dc.description.abstractSa lồi thành bụng sau mổ là các tạng trong ổ bụng bị đẩy dồn ra ngoài thành bụng ngay vị trí vết mổ cũ, thường sau phẫu thuật ổ bụng do các cân cơ không liền hình thành điểm yếu thành bụng tạo khuyết hổng cân cơ thành bụng. Sa lồi thành bụng sau mổ là một trong những biến chứng muộn hay gặp của phẫu thuật ổ bụng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ 1,2. Sa lồi thành bụng sau mổ không những ảnh hưởng đến vận động cơ thể, thẩm mỹ và tinh thần của bệnh nhân mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nghẹt hoại tử ruột,…có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy đối với một sa lồi thành bụng sau mổ có biến chứng, chúng ta cần can thiệp phẫu thuật sớm để tránh những hậu quả nặng nề có thể xảy ra 3,4. Chẩn đoán và phẫu thuật sa lồi thành bụng thông thường không quá khó khăn đối với các phẫu thuật viên. Tuy nhiên đối với một số trường hợp khó của sa lồi thành bụng thì việc chẩn đoán và phẫu thuật thực sự không đơn giản, cần trình độ chuyên khoa. Hơn thế nữa tỷ lệ tái phát sau mổ sa lồi thành bụng cũng rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhiều và làm tăng chi phí điều trị. Vì vậy một thử thách không nhỏ đối với phẫu thuật viên khi điều trị sa lồi thành bụng là làm sao không tái phát và ít gây biến chứng sau mổ 5,6. Hiện nay có hai phương pháp mổ phục hồi thành bụng khâu phục hồi thành bụng bằng khâu tổ chức tự thân và đặt lưới (mesh) che khuyết hổng thành bụng7. Quyết định dùng phương pháp phẫu thuật nào còn chưa thống nhất và đôi khi dựa trên kinh nghiệm của phẫu thuật viên, kích thước lỗ thoát vị và cơ địa của bệnh nhân 6. Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật điều trị sa lồi thành bụng là rất khác nhau tùy theo tổng kết của các tác giả ở các quốc gia khác nhau như Juvani (2018)8 tái phát 32% theo dõi 5 năm. Theo tác giả Ferdinand Köckerling ở Đức (2019) 9 thấy rằng tỷ lệ tái phát chung của sa lồi thành bụng sau phẫu thuật nằm khoảng 20%. Trong nghiên cứu của Phan Minh trí (2013) 10 tỉ lệ tái phát của nhóm khâu phục hồi là 30%, của nhóm đặt lưới là 3,3%. Đặc biệt, Bệnh Viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về ngoại khoa, có số lượng bệnh nhân phẫu thuật sa lồi thành bụng sau phẫu thuật lớn. Đã có một số nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sa lồi thành bụng sau mổ. Để góp thêm thông tin về tình hình phẫu thuật điều trị sa lồi thành bụng sau mổ tai bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:“Đánh giá kết quả phẫu thuật sa lồi thành bụng sau mổ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sa lồi thành bụng sau mổ được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/2015 đến 1/2020. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sa lồi thành bụng sau mổ của nhóm bệnh nhân trên.  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNgoại khoavi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SA LỒI THÀNH BỤNG SAU MỔ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨCvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0242.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.