Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1362
Title: KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ IgG KHÁNG EPSTEIN – BARR VIRUS TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ VÒM MŨI HỌNG
Authors: NGUYỄN ĐÌNH, LỘC
Advisor: PGS.TS. ĐẶNG THỊ NGỌC, DUNG
Keywords: Hóa sinh;8720101
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư vòm mũi họng là bệnh lý ác tính của vùng mũi họng. Trên toàn thế giới, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, ung thư vòm mũi họng xếp thứ 25 về số ca mắc mới (129079 ca) và xếp thứ 22 về tỷ lệ tử vong do ung thư.1 Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư vòm mũi họng cao nhất thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2018, tại Việt Nam, ung thư vòm mũi họng chiếm 3,8% tổng số các loại ung thư, xếp thứ 6 về số ca mắc mới (6212 ca) và thứ 7 về tỷ lệ tử vong do ung thư (3,92%).2 Theo điều tra của Bùi Diệu tại bệnh viện K từ 2005 – 2009, tỷ lệ mắc ung thư vòm mũi họng giai đoạn 2004 – 2008 tại Hà Nội là 6,9/100000 dân.3 Thể bệnh gặp chủ yếu trong ung thư vòm mũi họng là ung thư biểu mô vòm mũi họng (nasopharyngeal carcinoma). Thể bệnh này có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau, trong đó Epstein – Barr virus được coi là có vai trò quan trọng hàng đầu trong sinh bệnh học UTBMVMH. Hiện nay, UTBMVMH thường được phát hiện muộn khi có hình ảnh tổn thương trên nội soi tai mũi họng. Trong các phương pháp không xâm lấn, đo tải lượng DNA virus trong máu có độ đặc hiệu cao, tuy nhiên thời gian trả kết quả dài, chi phí cao. Vì vậy, cần có một phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn, thời gian trả kết quả nhanh, giá thành không quá cao, dễ được bệnh nhân chấp nhận để thuận tiện trong việc sàng lọc phát hiện sớm UTBMVMH. Từ năm 1973, Epstein – Barr virus đã được chứng minh có mối liên quan với UTBMVMH thông qua việc tìm thấy DNA của virus trong khối u.4 Về khía cạnh đáp ứng miễn dịch, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch đáp ứng bằng miễn dịch tế bào và sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus. Việc định lượng nồng độ các kháng thể này trong máu có thể cho biết trạng thái nhiễm virus trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh xét nghiệm định lượng các kháng thể đặc hiệu kháng EBV có giá trị trong chẩn đoán UTBMVMH, bao gồm các kháng thể IgA và IgG. Theo Wei-min Cheng và cộng sự, EBNA1-IgG có độ nhạy 83% và độ đặc hiệu 86%.5 Theo Yi Li và cộng sự, EA-IgG có độ nhạy 73,21% và độ đặc hiệu 98,89%.6 Theo Gurtsevich và cộng sự, hiệu giá kháng thể của VCA-IgG ở đối tượng ung thư biểu mô vòm mũi họng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (527,2 và 50) với p=0,01.7 Một số tác giả trong nước cũng đã nghiên cứu về các kháng thể đặc hiệu kháng EBV trong UTBMVMH tại Việt Nam sử dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang8–10. Trong điều kiện xét nghiệm hiện nay, các kỹ thuật miễn dịch mới có ngưỡng phát hiện thấp hơn, độ chính xác cao và thời gian phân tích ngắn hơn ngày càng phổ biến. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát nồng độ kháng thể IgG kháng Epstein – Barr virus trong huyết thanh bệnh nhân ung thư biểu mô vòm mũi họng” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ kháng thể IgG kháng Epstein – Barr virus trong huyết thanh bệnh nhân ung thư biểu mô vòm mũi họng. 2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ kháng thể IgG kháng Epstein – Barr virus với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1362
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0269.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.