Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1355
Title: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔTRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP Ở BỆNH NHÂN ≥ 60 TUỔI
Authors: TRỊNH THỊ, HIỀN
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Quốc, Dũng
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của máy siêu âm các thế hệ giúp cho việc dễ dàng hơn trong chẩn đoán bệnh lí tuyến giáp. Năm 2009, dựa vào các đặc điểm nghi ngờ ác tính, trên nền tảng hệ thống BIRADS, Horvath và cộng sự cho ra đời thang điểm TI-RADS đầu tiên1, từ đó đến nay, nhiều tổ chức khác trên thế giới công bố nhiều phiên bản TI-RADS khác nhau. Gần đây nhất là hệ thống ACR AI TI-RADS 2019 của Hội điện quang Hoa Kỳ dựa vào thuật toán của công nghệ trí tuệ nhân tạo để đánh giá nốt tuyến giáp giúp tăng độ đặc hiệu trong chẩn đoán nhân giáp2. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ(FNA) được sử dụng như là bước tiếp theo để tiến hành chẩn đoán. Tuy nhiên tỷ lệ ung thư lên đến 20% trong các tổn thương không điển hình và lên đến 60% đối với tổn thương nghi ngờ và có gần 20% số tổn thương cần phải lặp lại FNA do không chẩn đoán được 3. Từ việc ra đời của siêu âm đàn hồi mô (USE) năm 1990 dựa trên nguyên lí đo sự đàn hồi hay là sự cứng hay mềm của mô đến bước tiến lớn trong việc cải tiến kỹ thuật này thì đến nay nó được đánh giá là công cụ bổ sung cần thiết trong chẩn đoán các cơ quan như gan, thận, vú, hạch và giáp4. Các nghiên cứu khẳng định vai trò của nó trong việc cung cấp thêm các thông tin giúp phân biệt các tổn thương lành tính và ác tính với độ đặc hiệu cao (85%) và đang được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng 5. Ngoài ra, đối với siêu âm đàn hồi mô nốt tuyến giáp được đánh giá giúp giảm >30% các chỉ định FNA đối với nhân giáp không cần thiết 6. Theo số liệu GLOBCAN 2018 thì ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 trong các ung thư hay gặp nhất, chiếm 3,1% trong số ca mắc mới, tỷ lệ mắc ở nữ gấp >3 lần so với tỷ lệ mắc ở nam 7. Trong dân số nói chung, tỉ lệ ung thư tuyến giáp cao nhất ở độ tuổi từ 51-60 tuổi8. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc và WHO thì người già là những người có lứa tuổi trên 60 tuổi và ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến ở người già. Nốt tuyến giáp thì phổ biến hơn ở người già, tuổi càng lớn thì tỷ lệ gặp nốt tuyến giáp càng lớn cũng như số lượng nốt càng tăng9. Một nghiên cứu đa trung tâm trên các bệnh nhân ở Đức không có triệu chứng lâm sàng chỉ ra rằng tỷ lệ phát hiện nốt tuyến giáp trên siêu âm là 80% ở nữ và 74% ở nam trên 60 tuổi10. Ở nước ta hiện nay, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi, việc đánh giá hiệu quả của siêu âm đàn hồi mô trong khảo sát các tổn thương khu trú nói chung và tuyến giáp nói riêng đến nay còn chưa phổ biến. Để góp phần vào việc nghiên cứu vai trò của siêu âm đàn hồi mô và tiến đến áp dụng thường quy trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu giá trị của siêu âm đàn hồi mô trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở bệnh nhân ≥60 tuổi” với 02 mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm hình ảnh của siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi mô của các nốt tuyến giáp ở bệnh nhân ≥60 tuổi. 2. Đánh giá giá trị của siêu âm 2D và siêu âm đàn hồi mô trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở bệnh nhân ≥60 tuổi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1355
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0262.pdf
  Restricted Access
2.7 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.