Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1354
Title: ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, XéT NGHIệM TRẻ SƠ SINH NON THáNG ĐƯợC TRUYềN KHốI HồNG CầU TạI BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG
Authors: VŨ THỊ, NHÃ
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Quang, Tùng
TS. Lê Minh, Trác
Keywords: Huyết học Truyền máu;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu sơ sinh, trong đó thiếu máu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao. Do đặc tính chưa hoàn thiện về số lượng - chất lượng tế bào máu ngoại vi, các yếu tố đông máu; đồng thời yếu tố kích thích sinh hồng cầu Erythropoietin hoạt động kém hiệu quả, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non và/hoặc nhẹ cân non tháng có nguy cơ mất máu, thiếu máu cao hơn bình thường. Hậu quả của thiếu máu có thể kể đến như shock mất máu chu sinh, giảm cung cấp Oxy mô - tế bào, rối loạn nhịp thở, tăng trưởng thể chất kém. Kết quả nghiên cứu tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2013 có khoảng 33% trẻ bị thiếu máu, trong đó 27% trẻ bị thiếu máu ở mức độ trung bình và nặng1. Thống kê tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2018, có trên 300 lượt truyền máu cho đối tượng trẻ sơ sinh thiếu máu; trong đó chiếm tới trên 90% là trẻ sơ sinh non tháng. Do tính khác biệt so với cơ thể, so với sinh lý của người trưởng thành việc điều trị thiếu máu cho trẻ sơ sinh cũng trở nên chuyên biệt đặc biệt trên sơ sinh non tháng thiếu máu2. Truyền khối hồng cầu (KHC) vẫn là lựa chọn đầu tay trong điều trị thiếu máu sơ sinh non tháng. Truyền hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu giúp tăng lượng oxy trong mô ngay lập tức, thực tế rất phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có tổn thương tim phổi. Các bệnh nhân sơ sinh, với lượng máu tương đối nhỏ và hệ thống tạo máu chưa trưởng thành, là một trong những đối tượng được truyền máu nhiều nhất3. Trẻ sơ sinh càng nhỏ thì khả năng truyền máu thường xuyên càng cao. Đã có báo cáo về tần suất truyền máu ở trẻ sinh non: từ 50% đến 94% trẻ sơ sinh nhẹ cân (VLBW) (cân nặng lúc sinh <1500 g) và tới 95% trẻ sơ sinh cực kỳ nhẹ cân (ELBW) (cân nặng sơ sinh <1000 g) được truyền ít nhất một lần trong thời gian nằm viện4. Cho đến nay các liệu pháp điều trị như bổ sung Sắt đường uống hoặc sử dụng Erythropoietin tổng hợp chưa được áp dụng rộng rãi và chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm số lần truyền máu5, 6. Nhằm đi sâu tìm hiểu đặc điểm trẻ sinh non thiếu máu được truyền khối hồng cầu và hiệu quả sau truyền; chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm trẻ sơ sinh non tháng được truyền khối hồng cầu tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” với hai mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở trẻ sơ sinh non tháng được truyền khối hồng cầu tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 2. Bước đầu đánh giá kết quả truyền khối hồng cầu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1354
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0261.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.