Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1353
Title: Nghiên cứu hiệu quả làm mềm mở cổ tử cung bằng đặt sonde Foley kéo liên tục ở các thai phụ có chỉ định đình chỉ thai nghén quý II thai kì tại bệnh viện phụ sản trung ương
Authors: TRƯƠNG THỊ HÀ, KHUYÊN
Advisor: Trần Danh, Cường
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Khi mang thai, người mẹ và gia đình nào cũng mong muốn con mình sinh ra đủ tháng, khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Đình chỉ thai nghén khi thai chưa đủ tháng, đặc biệt ở tuổi thai ba tháng giữa là kết cục thai kì không mong muốn của cả gia đình, bệnh viện và xã hội. Đình chỉ thai nghén là việc sử dụng một phương pháp nào đó có thể là thủ thuật, phẫu thuật hay thuốc để kết thúc sự mang thai, đưa các sản phẩm của thai nghén ra khỏi đường sinh dục của người mẹ1. Người ta có thể tiến hành việc đình chỉ thai nghén ở bất kì tuổi thai nào, tuy nhiên đình chỉ thai nghén ba tháng giữa thường do nguyên nhân thai bất thường hoặc bệnh lý mẹ, hoặc do nguyện vọng của thai phụ2. Khả năng gây chuyển dạ thành công – đình chỉ thai nghén đường âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiền sử thai nghén, chỉ số khối cơ thể (BMI), đặc biệt là sự chuẩn bị tốt cổ tử cung3. Các phương pháp thường được sử dụng để làm mềm mở cổ tử cung bao gồm Prostaglandin E1, Prostaglandin E22, đặt sonde Foley lỗ trong cổ tử cung, dụng cụ hút ẩm đặt vào cổ tử cung (Laminaria)2. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm, chỉ định và chống chỉ định riêng, được áp dụng tùy thuộc tình trạng thai phụ, tuổi thai và điều kiện cơ sở thực hành. Đình chỉ thai nghén ba tháng giữa là một thách thức lớn, đặc biệt với một số trường hợp như tử cung có sẹo mổ cũ hay sử dụng nhiều biện pháp khác thất bại vì tử cung còn nhỏ chưa có nhiều thụ thể với oxytocin. Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Hải tiến hành tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2009 trên xử trí thai dị dạng từ 13 đến 27 tuần cho thấy, tỷ lệ thành công của sử dụng Misoprostol đơn thuần trong nhóm thai phụ không có sẹo mổ cũ là 92,3%, trong khi đó tỷ lệ thành công của truyền oxytocin đơn thuần trên nhóm thai phụ có sẹo mổ cũ chỉ có 27,3%4. Phương pháp đặt sonde Foley lỗ trong cổ tử cung kéo liên tục áp dụng tại bệnh viện phụ sản trung ương những năm gần đây đã chứng minh được hiệu quả làm mềm mở cổ tử cung khi gây chuyển dạ qua một số nghiên cứu. Theo Lê Thiện Thái và cộng sự nghiên cứu trên các trường hợp đặt sonde Foley kéo liên tục ở thai nghén có sẹo mổ đẻ cũ, tỷ lệ làm mềm mở cổ tử cung thành công là 95,7%5. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nhận xét được hiệu quả làm mềm mở cổ tử cung của đặt sonde Foley kéo liên tục ở đình chỉ thai nghén ba tháng giữa, nên chúng tôi làm nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả làm mềm mở cổ tử cung bằng đặt sonde Foley kéo liên tục ở các thai phụ có chỉ định đình chỉ thai nghén quý II thai kì tại bệnh viện Phụ sản trung ương” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng và chỉ định đình chỉ thai nghén bằng sonde Foley kéo liên tục ở các thai phụ có chỉ định đình chỉ thai nghén quý II thai kì tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2019 -2020. 2. Nhận xét kết quả của phương pháp này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1353
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0240.pdf
  Restricted Access
1.69 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.