Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1348
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA DIENOGEST TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG
Authors: VŨ NGÂN, HÀ
Advisor: Lê Hoài, Chương
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis) là một rối loạn tử cung lành tính, trong đó các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm được xem là bệnh lý ở nội mạc tử cung và được xếp loại trong các nguyên nhân thực thể của chảy máu tử cung bất thường (AUB-Abnormal Uterine Bleeding) trong phân loại theo Liên đoàn quốc tế Sản Phụ khoa (FIGO-International Federation of Gynecology and Obstertrics).1 Trước đây, bệnh được xem là bệnh lý phụ khoa của những phụ nữ trên 40 tuổi, cường kinh nặng được chẩn đoán khi cắt tử cung,2 tuy nhiên, dịch tễ học hiện nay đã có sự thay đổi hoàn toàn. Bệnh tuyến cơ tử cung ngày càng thấy nhiều ở những phụ nữ trẻ, chảy máu tử cung bất thường hoặc đôi khi không hề biểu hiện triệu chứng.3 Việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn do bệnh tuyến cơ tử cung thường cùng tồn tại với các tình trạng phụ khoa khác (lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung).4 Bệnh tuyến cơ tử cung gây ảnh hưởng đến 10-80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới.5,6 Phương pháp điều trị u tuyến hiệu quả nhất là phẫu thuật xâm lấn (cắt bỏ tử cung), tuy nhiên, điều này lại là sự tổn hại lớn đối với những phụ nữ muốn bảo tồn khả năng sinh sản.7 Điều này thúc đẩy việc cần có những nghiên cứu về cơ chế gây bệnh, từ đó đưa ra các chiến lược điều trị thích hợp. Việc chỉ định can thiệp bằng ngoại hoa hay điều trị nội khoa là một thách thức bởi bệnh nhân bệnh tuyến cơ tử cung cần có kế hoạch quản lý suốt đời bao gồm kiểm soát đau, chảy máu, bảo tồn khả năng sinh sản và kết cục của thai kỳ.8 Tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, hàng năm, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tuyến cơ tử cung nhập viện trong tình trạng rong kinh, đau bụng kinh, đau khi giao hợp hay vô sinh hoặc đôi khi được phát hiện tình cờ qua thăm khám là khá lớn. Cùng với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại như siêu âm qua ngã âm đạo,9 chụp cộng hưởng từ, việc chẩn đoán bệnh lý đã chính xác và đơn giản hơn,10 tuy nhiên, các báo cáo về việc điều trị còn khá hạn chế. Một trong số những thuốc đang được sử dụng hiện nay tại Việt Nam là Dienogest. Đây là một progestins thế hệ mới, có cấu trúc hóa học đặc biệt với sự kết hợp của dẫn xuất 19-nortestosterone và dẫn xuất của progesterone có tác dụng ức chế tăng sinh sang thương của bệnh tuyến cơ tử cung nhờ tác động lên trung ương (ức chế tiết gonadotropin dẫn đến giảm estrogen với mức ức chế trung bình estradiol lưu hành trong tuần hoàn từ đó ức chế sự phì đại sang thương mô, tác động lên chức năng buồng trứng (gây không phóng noãn)) và tác động tại chỗ (ức chế tăng sinh mô, kháng viêm, ức chế sự sinh mạch trên nội mạc tử cung, ức chế tổng hợp prostagladin E2 và estrogen), được sử dụng trên thế giới từ năm 2015 và đưa vào Việt Nam từ 2018.11 Thông qua đặc tính dược học, Dienogest có thể góp phần ức chế đau và phát triển tổn thương bệnh lý trong bệnh tuyến cơ tử cung. Qua cơ sở dữ liệu của một nghiên cứu thuần tập, tiền cứu được thực hiện tại 36 địa điểm ở Châu Á (Thái Lan-5 trung tâm; Indonesia-10 trung tâm; Hàn Quốc-13 trung tâm; Malaysia-4 trung tâm; Philippines-3 trung tâm và Singapore-2 trung tâm) trên 895 phụ nữ, Dienogest đã được chứng minh là cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh tuyến cơ tử cung và do đó nâng cao chất lượng cuộc sống.12 Xuất phát từ thực tế muốn đánh giá hiệu quả của thuốc trên nhóm đối tượng bệnh nhân tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Dienogest trong điều trị bệnh tuyến cơ tử cung” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả của Dienogest trong điều trị bệnh tuyến cơ tử cung. 2. Đánh giá tính an toàn của Dienogest trong điều trị bệnh tuyến cơ tử cung.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1348
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0235.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.