Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1341
Title: THỰC TRẠNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ Y TÉ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA • • • •HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA
Authors: LÊ VĂN, HUYÊN
Advisor: Kim Bảo, Giang
Keywords: Quản lý Y tế
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh tật nói chung và bệnh không lây nhiễm (BKLN) nói riêng là một trong những vấn đề sức khỏe có thách thức to lớn đối với toàn cầu thế kỷ 21. Các BKLN chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường (ĐTĐ) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang là mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe toàn cầu gây ra số trường hợp tử vong lớn hơn tổng số tử vong do tất cả các loại bệnh khác cộng lại. Trong tháng 9 năm 2011, Hội nghị cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã ra Tuyên bố chính trị khẳng định các bệnh không lây nhiễm chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ và COPD là một thách thức lớn của thế kỷ XXI, làm suy giảm sự phát triển kinh tế toàn cầu và đe dọa tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên cần nỗ lực xây dựng và thực thi kế hoạch quốc gia để dự phòng và kiểm soát các BKLN nói trên1. Trên toàn cầu, ước tính trong năm 2016 có 41 triệu ca tử vong chiếm (71,9%) xảy ra do bệnh không lây nhiễm trong tổng số 57 triệu ca tử vong do tất cả các nguyên nhân. Phần lớn số ca tử vong là do bốn bệnh không lây nhiễm chính, trong đó bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ 44%, ung thư 22%, bệnh hô hấp mãn tính 9% và đái tháo đường là 4%. Ước tính 75% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 70 tuổi1. Các nước thu nhập thấp và trung bình chiếm 78% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm và khoảng 85% số ca tử vong sớm là xảy ra tại các quốc gia này. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 60 % tổng DALYs (Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tử vong sớm hoặc do bệnh tật) do tất cả các nguyên nhân2. Tại Việt Nam, năm 2016 tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77,2% so với số ca tử vong toàn quốc là 580,4 nghìn ca, trong đó bệnh tim mạch chiếm 40,6%, ung thư 16,7%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 7,2%, đái tháo đường 4,9%3. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 70 % tổng DALYs do tất cả các nguyên nhân3. Bệnh không lây nhiễm có tính chất mạn tính và khó chữa khỏi, tuy nhiên có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp giảm tác động của yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, phát hiện sớm và quản lý đúng cách bệnh không lây nhiễm có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống . Tại Việt Nam, đã có sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên việc thực hiện các chương trình này hiệu quả chưa cao. Các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện cũng như các Trung tâm y tế sau khi sáp nhập là nơi điều trị ban đầu cho các loại bệnh nói chung và bệnh không lây nhiễm nói riêng tại tuyến y tế cơ sở. Trong quá trình thực hiện khám và điều trị còn gặp nhiều khó khăn trong đó các nguyên nhân như thiếu nhân lực nhất là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, cơ sở vật chất trang thiết bị, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân cũng trong tình trạng như vậy và từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào của bệnh viện về quản lý và điều trị BKLN. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh không lây nhiễm và nhu cầu nâng cao năng lực quản lý của cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa” để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều trị BKLN tại đơn vị. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng một số bệnh không lây nhiêm tại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019. 2. Mô tả nhu cầu nâng cao năng lực quản lý bệnh không lây nhiêm của cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020- 2025.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1341
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0228.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.